PHẦN XII: PHỤ LỤC

1. Một số hình ảnh hoạt động của quê hương

 

Các bô lão tề tựu trước sân đình trong dịp làng tế
Các bô lão tề tựu trước sân đình trong dịp làng tế

 

Các bô lão tấu sớ trong lễ làng tế
Các bô lão tấu sớ trong lễ làng tế

 

 

Cử hành nhạc lễ trong khuôn viên Miếu Thành Hoàng
Cử hành nhạc lễ trong khuôn viên Miếu Thành Hoàng

 

 

Các bô lão làng Liễu Cốc Hạ trong dịp làng tế năm 2012
Các bô lão làng Liễu Cốc Hạ trong dịp làng tế năm 2012

 

 

Ông Trần Ngọc Diệu phát biểu trong buổi phát quà "Cây Mùa Xuân" cho bà con năm 2015 ở đình làng
Ông Trần Ngọc Diệu phát biểu trong buổi phát quà “Cây Mùa Xuân” cho bà con năm 2015 ở đình làng

 

Bà con trong làng nhận quà "Cây Mùa Xuân" ở sân đình
Bà con trong làng nhận quà “Cây Mùa Xuân” ở sân đình

 

Tiểu cảnh Di tích Phố Xưa ở đầu làng và nhà tài trợ Nguyễn Văn Phò đầu năm 2023
Tiểu cảnh Di tích Phố Xưa ở đầu làng và nhà tài trợ Nguyễn Văn Phò đầu năm 2023
Khánh thành cầu Lưu Hương năm 2012
Khánh thành cầu Lưu Hương năm 2012
Cai Giang Trần Duyên cùng âm công di quan trong mùa nước lớn
Cai Giang Trần Duyên cùng âm công di quan trong mùa nước lớn

 

Rước Thành Hoàng
Rước Thành Hoàng

 

 

Các nhân sĩ họp bàn viết lịch sử làng tại đình làng năm 2012
Các nhân sĩ họp bàn viết lịch sử làng tại đình làng năm 2012
Đình làng đang sửa vào tháng 12 năm 2022 và Trưởng ban Kiến thiết Trần Kiêm Thơm
Đình làng đang sửa vào tháng 12 năm 2022 và Trưởng ban Kiến thiết Trần Kiêm Thơm
Đội mưa đi giám sát việc sửa đình làng cuối năm 2022.Từ trái sang: Kiêm Hải – Cao Văn Trang – Kiêm Thơm
Đội mưa đi giám sát việc sửa đình làng cuối năm 2022. Từ trái sang: Kiêm Hải – Cao Văn Trang – Kiêm Thơm

 

Đình làng đã sửa xong phần mái, bộ tứ linh trên nóc và trang trí nội thất đầu năm 2023
Đình làng đã sửa xong phần mái, bộ tứ linh trên nóc và trang trí nội thất đầu năm 2023

Đây là ấn bản số 1,  tờ Nội san Liễu Hạ được ấn hành vào tháng 6  năm 1993 ở Hải ngoại. Nội dung Nội san đã nói lên tình cảm bà con Hải ngoại đối với quê nhà là không gì đong đếm được. Chúng tôi trân trọng đưa lên tập Lược sử này để lưu giữ và truyền đời cho con cháu mai sau học tập …

 

 

 

 

2. Những điều chưa nói hết

Thế hệ sinh ra trong thời đất nước chiến tranh (khoảng những năm 1960 về trước), đang lùi dần về quá khứ. Nhưng thế hệ này lại là chứng nhân, là người trải nghiệm về những giai đoạn thăng trầm, lịch sử của đất nước và dân tộc; vì vậy, trong phạm vi làng xã, những người thuộc thế hệ chiến tranh là những người có đủ dữ liệu sinh động, chín muồi nhất để nói về kỷ niệm. Đây chính là nguồn tư liệu sống động và chín chắn nhất để ghi lại thành Kỷ yếu hàng năm, từng thời kỳ hay lâu dài hơn về tất cả những gì đáng nhớ về lịch sử, ấn tượng và cảm nghĩ cho đơn vị làng xã hay cơ quan, trường học.

Riêng đối với tập Lược sử làng Liễu Cốc Hạ thì từ năm 2020 đến 2022, Ban biên soạn đã kêu gọi sự hợp tác tự nguyện của tất cả các thành viên và thân hữu của làng đang sinh sống tại hương thôn hay nơi khác, trong cũng như ngoài nước, cùng chung tay làm nên một tập Lược sử cho con cháu đời sau hiểu về nguồn cội mình.

Bởi đây là một công trình tập thể, ngoài việc cần có một Ban Biên soạn có kinh nghiệm viết lách, chúng tôi cần mọi sự đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu để có được một cuốn Lược sử phong phú bài vở và có tầm cỡ văn hoá.

Công việc đầu tiên và khó khăn nhất là thu thập thông tin để làm nội dung cho Lược sử. Lịch sử của làng đã kéo dài hơn 500 năm và những chi tiết liên quan tới sinh hoạt của dân làng trong quá trình hình thành và phát triển đều bị thất lạc do chiến tranh, nhân nạn và thiên tai. Có chăng, những tư liệu tìm được phần lớn là do truyền miệng, vì vậy rất dễ bị tam sao thất bổn. Tuy nhiên, do nhu cầu muốn biết lai lịch làng mình ngày càng được lớp trẻ quan tâm; trong khi thế hệ đàn anh đang dần đi qua vẫn chưa viết được gì thì chúng tôi với tinh thần: “Thà thắp một ngọn đèn nhỏ còn hơn để kí ức chìm dần trong bóng tối”.

Để thông tin được phong phú và khách quan, khi vừa hoàn thành bản thảo, chúng tôi đã in ra và gởi đến các Tộc trưởng, Trưởng phái, các vị cao niên, nhân sĩ trong làng mỗi người một cuốn để tham khảo, góp ý. Tuy nhiên chúng tôi đã nhận được sự phản hồi rất hạn hẹp. Điều này cũng dễ hiểu:

– Thế hệ khát khao một tập lịch sử làng ra đời (thường là nhân chứng lịch sử của làng) thì đã có tuổi; mắt kém, trí nhớ mai một, viết lách khó khăn, sử dụng phương tiện thông tin hiện đại như laptop, martphone, mail… không thành thạo.

– Lớp trẻ hơn có khả năng viết lách thì bận bịu làm ăn hoặc thờ ơ, hoặc chưa hiểu giá trị của tập Lược sử làng đối với thế hệ mai sau.

– Số còn lại dù yêu thích, dù có thời gian nhưng không có khả năng viết lách.

Trong hoàn cảnh đó, chúng tôi đã cố gắng an ủi nhau trước những hiện tượng “cũng đành”. Vì vậy. mong quý bà con khi đọc đến lịch sử các dòng họ nếu thấy nội dung giới thiệu không đồng đều thì xin vui lòng suy ngẫm tới những lý do khách quan nêu trên.

Và để bổ túc cho những khoảng trống vừa nêu, Ban Biên soạn đã nhiệt thành mời quý bà con viết những bài hồi ức, ký sự, tùy bút về những trải nghiệm của cá nhân mình có liên quan tới làng xóm và con người làng Liễu Cốc Hạ. Những bài viết như thế được đăng ở mục “Tái hiện quê hương…” đã thấp thoáng bóng dáng con người và quê hương Liễu Cốc Hạ qua từng thời kì.

Đồng thời, cũng xin được thưa thỉnh một cách “biết người, biết ta” rằng, ban Soạn Biên soạn chúng tôi là những tác giả của nhiều đầu sách và bài viết đủ thể loại đã được xuất bản trong cũng như ngoài nước. Họ từng lên Tivi, đài báo, được nhiều tổ chức khen tặng nhưng lại băn khoăng khi viết lịch sử về làng. Viết quá thật thà có khi trở thành thô thiển, mất đi nét đẹp nghệ thuật và ngược lại viết quá sáng tạo và bay bướm sẽ làm mất đi vẻ chơn chất quê nhà. Trước một sự lựa chọn khó đạt mức độ vẹn toàn như thế, Ban Biên soạn phải chọn lựa con đường trung dung để người đọc bốn phương không chê cường điệu và bà con không rầy là “nói toàn chuyện bên dinh”!

Về nội dung, suốt thời gian sưu tầm tài liệu, chúng tôi luôn mở rộng tầm mắt để đón nhận các nguồn thông tin, sử liệu, tương truyền, ký ức, chuyện kể; cùng với việc tham khảo bách khoa từ điển, sử địa toàn thư, sách vở; những bài viết có liên quan đến làng mình trên báo chí hay những trang lịch sử lưu trữ trong Tàng kinh các; đến chuyện tương truyền qua miệng người làng của chú Xu, mấy bài đồng dao dí dỏm, “thi sĩ” mất gà, rồi gạn lọc đưa vào tập Lược Sử hầu giúp bà con nhìn được hình ảnh quê hương mình một cách khách quan và thú vị.

Tuy nhiên, dẫu cố gắng đến mấy, Ban Biên soạn chỉ làm được một công việc giới hạn về thời gian và kiến thức thông tin. Nghĩa là cuốn Lược sử này mới chỉ là sự đột phá mở màn cho “vạn sự khởi đầu nan”, và là đề tài mở rộng cho các công trình biên khảo của thế hệ mai sau. Chúng tôi cảm ơn và hoan nghênh mọi ý kiến bổ khuyết cho những điều chưa nói đủ, nói hết trong tập Lược sử này.

3. Lời cảm tạ của Ban Biên soạn

Kính thưa quý bà con và thân hữu.

Khi tập sách này nằm trên tay người đọc là chúng tôi đã hoàn tất ước nguyện của mình và của lớp người thuộc các thế hệ trước đối với thế hệ mai sau của dân làng. Ban biên soạn xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ nhiều mặt của mọi người. Thật lòng là đã có nhiều lúc đối diện với tình trạng thiếu nguồn tài liệu và bao nhiêu khó khăn phát xuất ngoài vòng dự liệu, chúng tôi hầu như muốn buông tay. Nhưng với sự động viên và hỗ trợ của các bậc trưởng thượng, bà con và thân hữu, cho nên mọi sự khó khăn chúng tôi đều vượt qua. Trong quá trình soạn thảo, chúng tôi trân trọng cảm ơn bà con, anh em chú bác, hết sức nhiệt tình, bỏ công sức tìm hiểu, xác minh thông tin, cung cấp hình ảnh, tư liệu cho Ban Biên soạn:

– Bà con ở trong nước gồm: Trần Ngọc Diệu – Trần Kiêm Thơm – Cao Văn Trang – Trần Kiêm Hải – Cao Đống – Trần Kiêm Nghiên – Nguyễn Văn Chánh – Trần Kiêm Liên – Trần Kiêm Thảo – Cao Văn Tựu – Trần Duyên – Hà Văn Quốc – Lê Thị Bình An…

– Bà con ở nước ngoài gồm: Ông Trần Kiêm Hàm – Trần Kiêm Thúy Vy – Trần Kiêm Tịnh -Trần Kiêm Trợ – Trần Kiêm Đảm – Phan Văn Cảnh – Trần Kiêm Châu – Trần Kiêm Đạt đã gởi tài liệu hoặc tham gia góp ý cho chúng tôi.

– Đặc biệt là quý bà con đã nhiệt tình đóng góp bài viết giúp nội dung tập Lược sử thêm phong phú là: Nguyễn Văn Chánh – Trần Thị Minh Châu – Hà Công Chinh – Trần Ngọc Diệu – Trần Duyên – Cao Đống – Trần Kiêm Đảm – Ngô Văn Giảng – Mai Hoàng Hải – Lưu Văn Hiệp – Trần Đăng Huyên – Đặng Văn Kì – Hà Văn Lân – Trần Kiêm Long – Trần Kiêm Liên – Đặng Thuý Ngần – Nguyễn Văn Phò – Trần Ngọc Phú – Lê Thị Thanh – Nguyễn Văn Tri – Cao Đức Tín – Trần Kiêm Thiện và Trần Kiêm Thêm – Hà Văn Lộc…

Thưa bà con, dự tính ban đầu chúng tôi sẽ biên soạn một tập Kỷ yếu làng. Tuy nhiên sau khi biên soạn xong, nhận thấy với tập tài liệu đủ các hạng mục và thể loại, có sự cộng tác của nhiều tác giả vừa có tầm đại chúng, vừa cây nhà lá vườn đã vượt quá hình thức và nội dung của một tập kỷ yếu. Tập sách tự nó đã vượt khỏi khuôn khổ một tập Kỷ yếu thông thường, mang tính chất nội bộ để trở thành một tác phẩm nghiên cứu lịch sử về sự hình thành và phát triển của làng, nên chúng tôi xin được thay tên là LƯỢC SỬ LÀNG LIỄU CỐC HẠ.

Xin cảm tạ chư anh linh tổ tiên, bà con dân làng Liễu Cốc Hạ và thân hữu bốn phương đã trực tiếp, gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành tập Lược sử này.

Ban Biên soạn trân trọng kính chào!

 

Bài viết liên quan