THẰNG MƠ

Hình ảnh quê cha đất tổ trong trí thằng Mơ là câu chuyện kể đi kể lại đã mòn nhẵn của bà Nộị.  Đó là câu chuyện bắt đầu từ một vùng quê hương heo hút miền Trung, nơi mà trồng cho được một vồng khoai sắn phải mất ba công bới đào sỏi đá.

          Thằng Mơ rời làng cũ trong cái thúng đan bằng tre lồ ô, đặt một đầu của đôi quang gánh nặng oằn trên vai bà nội.  Trong đêm khuya chạy băng qua Đại Lộ Kinh Hoàng, ba mẹ nó bị trúng đạn và rơi tỏm xuống Cầu Dàị.  Từ đó, nó thành con mồ côi cả cha lẫn me.  Qua bà nội, thằng Mơ có một khái niệm thật đơn giản về gia thế của mình: Gia đình mất tích trong lúc tản cư!”  Lớn lên, thằng Mơ không biết lúc tản cư đó là lúc nào và mặt mũi ra làm sao.  Nó không hình dung ra là tản cư giống như trận bão cát, sóng thần, hay như sông tràn, núi lỡ.

          Thằng Mơ cũng như những đứa bạn côi cút lang thang cỡ tuổi bằng nó, thì chiến tranh như một cánh cửa dĩ vãng buồn rầu đã khép lại sau lưng và hoa bướm tuổi thơ không mọc từ những gì đã thành hoang tàn và đổ nát.  Mọi người gọi đứa bé quê đó là “thằng Mơ” vì nó sinh ra với đôi mắt quá đẹp, trong xanh và mơ màng như suối đàn vàlan núi trên quê hương mù sương và xanh ngát cây rừng của nó.  Mơ lại là thằng bé mơ mộng đến mức thường xuyên trốn ngủ trưa, len lỏi giữa những lùm cây đểâ nói chuyện rì rào với gió, tưởng tượng những nàng tiên múa hát trên đồi mâỵ

          Thằng Mơ theo đoàn người di cư vào sống quanh quẩn Huế, Đà Nẵng, rồi cuối cùng vào Nam.  Thằng bé quê ngỡ ngàng níu tay bà nội, mà suốt đời nó chỉ biết kêu bằng một tiếng “Mệ” gọn lỏn, để chen chân vào cuộc sống thị thành.  Hai mệ cháu sống bốn mùa trên hè phố Sàigòn với thùng cà-rem nặng trĩu lưng vào buổi sáng và nhẹ nhưng uể oải vào những buổi xế chiều.ï  Mệ nó mắt đã lòa nên chỉ có cái vai u là chịu đựng nổi với thùng cà-rem; còn đường sá, tai mắt là của thằng Mơ đưa đường chỉ lối.  Thế nhưng nó chẳng bao giờ dám làm sai lời mệ dặn.

          Bà nội, người thầy đầu tiên của thằng Mơ, suốt thời thơ ấu dạy lui dạy tới cho nó không quá năm câu.  Có những câu dễ nhớ như “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” thì nó nhớ chăm bẳm.  Còn những câu khó, đầy chữ nho như “Giáo đa thành oán” chẳng hạn thì nó lại nhớ ra thành “Gáo tra dài cán”!  Với mệ, thì không chỉ nhớ suông mà còn phải thực hành tới nơi tới chốn.  Bởi vậy, hai mệ cháu đi bán cà rem mà ngày nào cũng phải lẩn quẩn quanh mấy cái trường học của tụi lõi nhóc tì ồn như ong vò vẽ.  Mệ nói phải đưa cháu tới gần trường cho nó sáng mắt, sáng lòng.  Còn thằng Mơ thì cũng coi bộ hứng chí vì thấy lời dạy của Mệ thật đúng.  Suốt ngày ngồi lây lất quanh my con đường quanh trường, nắng đốt vàng tóc và cũng gần mực nữa nên da thịt thành đen thùi lụị  Có những ngày cà rem bán ế chảy nước, hai mệ cháu phải mút cà rem ủng nước thay cơm.

          Càng ngày, thằng Mơ càng quen với lối “học ké” cũng đỡ ngáp ruồi vì buồn ngủ.  Ngồi ngoài đường, ghé mắt nhìn vào cái bảng đen to tổ chảng trong lớp, nhìn chữ viết bằng phấn trắng to như con gà mệ và tụi nhỏ hoác mồm gào lên theo thầy giáo:  “A! A huyền à, a sắc á, a hỏi ả, a ngã ã …”  Rồi đổi tông: “A tờ át, ă tờ ắt, â tờ ất…”

          Thằng Mơ đứng ngoài ngã ba đường cái cũng khoái khẩu đọc theo.  Nó còn nhớ rõ như in chữ “a” thầy viết trên bảng đen trông ngồ ngộ giống trái cà chẻ đôi, “b” giống cái kẹo que để ngược, “c” giống trái me cuốn vỏ… Và cứ thế, nó ghép vần bằng cả một thế giới trẻ thơ riêng tư đầy sinh động của cuộc sống lây lất dọc đường.

          Rồi không hiểu chữ nghĩa thánh hiền chui vô ngã nào mà có một buổi tối ngủ bên vỉa hè Bùng Binh chợ Bến Thành, thằng Mơ sướng muốn run lên vì nó lờ mờ đọc được bảng chữ lớn trên nóc nhà thông tin bằng bóng đèn điện chạy dài dài sáng quắt.  Mấy đêm sau và những tháng sau, nó đã xây qua đọc được nhật trình.  Nghe thằng cháu nội côi cút, lượm tờ báo đọc vanh vách, bà nội nó sung sướng và cảm thấy như đôi mắt của mình đang sáng lại.  Bà trong bụng van vái cảm tạ Trời Phật, nhưng ngoài miệng thì nói cứng:

          – Quả thiệt thánh hiền dạy không sai: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đó con ơi!

          Có được ít chữ nghĩa ấm bụng rồi, thằng Mơ xoay qua “nghề” học mướn bằng cách làm bài tập giúp cho tụi nhóc tì ngủ dậy trưa, làm biếng; bù lại thì bọn sĩ tử quên học bài phải rán mua cà rem ăn trả ơn.  Thằng Mơ chơi bao sân từ lớp chảy mũi lò thò đến lớp biết bắt đầu xức dầu Bi-ăng-tin làm dáng.  Để đủ nội lực mà học mướn bao sân, thằng Mơ phải học chăm chỉ như thầy khóa đi thi.

          Thằng Mơ không có một ngày tới trường, nhưng từ khi biết đọc sách, chưa có một ngày nào mà nó quên cuốn sách.  Nó đọc sách thâu đêm, đọc từ mẩu giấy vụn lượm trên hè phố đến những cuốn sách gáy da mạ vàng xếp ngay hàng thẳng lối trong thư viện công cộng.  Nó say sưa đọc sách như muốn nhét kiến thức muôn phương vào cái đầu nhỏ bé, trơ vơ giữa cuộc đời quá ngắn ngủi nầỵ

          Thằng Mơ tình cờ được vượt biên qua Mỹ cũng vì thói mê sách.  Nghe có người cho không mấy bộ sách quý tận dưới vùng Rạch Giá, thằng Mơ lò dò về kiếm sách.  Không ngờ, đó là gia đình sắp sửa vượt biên.  Trong lúc hấp tấp thế nào, thay vì ôm hộp sách, thằng Mơ lại ôm lộn hộp đựng hải bàn để cho những người vượt biển nhắm hướng mà đi.  Mất hải bàn, tàu vượt biên không dám rời bến.  Vừa đặt chân về lại Sài gòn thằng Mơ đã bị một nhóm người đón lại lấy hải bàn và kéo luôn nó theo họ xuống tàu vì sợ lộ bí mật.  Thằng nhỏ van xin ở lại cách nào cũng không được nên đành buông xuôi theo sự lôi kéo của số phận.  Nó là đứa cháu đạo nghĩa, phải kêu nài khóc hết nước mắt mới xin mang được bà nội già cùng đi theo.

          Chỉ trước đó mấy ngày thôi, ý nghĩ vượt biên qua Mỹ chưa bao giờ thoáng qua trong đầu óc thằng Mơ vì nó biết mình nghèo và thủ phận cam chịu nếp sống lây lất qua ngày.  Với nó hạnh phúc không phải là điều ước mơ mà là những gì có thật trong tay.

          Lần đầu đặt chân lên đất Mỹ, thằng Mơ cảm thấy lơ mơ như đó là một vùng đất đã quen từ lâu lắm vì nó đã đọc quá nhiều cuốn sách nói về đời sống Mỹ.  Đến không lâu nơi vùng đất nầy, thằng Mơ bị bắt buộc phải đi học, trong lúc bà nội nó được đưa vào nhà dưỡng lão.  Sự thông minh, bén nhạy và bản tánh mơ mơ, màng màng một cách vô tư và hồn nhiên cuả thằng Mơ đã làm cho cả thầy giáo và mọi người yêu mến.  Cuộc đời thằng Mơ không biết sẽ rẽ về đâu, nếu không có năm 2000+XYZ…

          Đó là năm cuộc chiến của người hành tinh và các dân tộc địa cầu diễn ra nhanh như một cơn ác mộng.  Dĩa bay, khinh cầu, thang mây siêu tốc và những đoàn quân sinh vật dị kỳ, cùng những loại vũ khí liên hành tinh biến ảo như phép lạ đã một sớm một chiều biến địa cầu và loài người thành một hý trường khổng lồ.  Bao nhiêu kho vũ khí tối tân, xe tăng, chiến hạm, tàu bay, tàu ngầm… của Mỹ, của Nga, của cả khối NATO chỉ là những thứ đồ chơi ngây ngô bị người hành tinh đem ném vào sọt rác.

          Phát minh kỳ diệu nhất của sinh vật liên hành tinh vào đầu thế kỷ 21 là “Máy Truyền Vật”.  Máy nầy đã được người hành tinh hoàn thiện và đem vào đời sống hàng ngàỵ

          Với Máy Truyền Vật, người ở châu Âu thoải mái đi làm việc ngày hai buổi ở châu Á.  Người châu Mỹ đi ăn cơm tối ở châu Phi chỉ là chuyện thường tình không ai còn để ý.  Quả đất mênh mông buổi hồng hoang giờ biến thành “làng Địa Cầu” mà phương Đông, phương Tây chỉ còn là xóm Đông, xóm Đoài nghe gần nhau như tiếng gà đầu xóm. Người ở Mỹ chỉ cần bước vào Máy Truyền Vật mà mọi nhà đều có, nhấn nút về Việt Nam là trong nháy mắt đã thấy mình đứng trong Máy Truyền Vật đặt ở nhà mình tại Sài gòn.

          Máy Truyền Vật làm cho loài người có phép thần thông thiên biến vạn hóa của Tôn Ngộ Không trong chuyện hoang đường thời xa xưa.  Mọi người tha hồ thay hình, đổi dạng theo ý muốn, nhưng đời chỉ được một lần.  Khi những vi ti tế bào đã bảo hoà thì chỉ có thể phân ly và truyền từ nơi này đến nơi khác nhưng không thể thay đổi được một lần thứ hai.  Người da đen chỉ cần đứng vào máy, điều khiển nút chọn lựa màu da và bấm nút là có thể biến thành đỏ, thành trắng, thành vàng… tùy thích.  Người xấu như thằng gù trong nhà thờ Đức Bà cũng chỉ việc đứng vào máy, chọn các mô hình ưa thích, rồi nhấn nút là sẽ thành đẹp trai như Tom Cruz trong chớp mắt.  Mụ Liếc voi thớt vô máy bấm nhẹ là ra Thẩm Thúy Hằng nằm phơi nắng trên bãi biển Vũng Tàu ngaỵ.  Ông cụ, bà cụ tóc bạc da mồi muốn thành thanh niên cường tráng hay thiếu nữ mơn mởn đào tơ thì cũng chỉ là việc nhấn nút chọn lựa trong máy, nhưng chỉ được một lần.

          Thằng Mơ bây giờ đã vào tuổi trung niên, thuộc hàng chuyên gia Máy Truyền Vật liên hành tinh, nhưng vẫn còn mang tước vị là “thằng” của quê hương Việt Nam như thằng Cuội, thằng Bờm từ nghìn năm trước.  Thằng Mơ và Bà Nội của nó nằm trong số những người Việt Nam hiếm hoi chưa chịu thay hình đổi dạng.  Sau giờ làm việc, nó cứ mãi đi lang thang trong những vùng người Việt với nỗi quay quắt triền miên không tên không tuổi mà không biết tại sao.  Thằng Mơ càng ngày càng đâm ra sợ hãi sự đổi đời đang diễn ra với tốc độ của đá tảng lăn dài xuống triền núi dốc.

                   Đã có nhiều buổi chiều như hôm nay, sau giờ làm việc, nó đi bâng quơ và tình cờ dừng lại nghe chàng trai da trắng, tóc vàng, đẹp trai như Leonardo Di Caprio, tài tử chính trong phim Titanic đang lã lướt tán một cô bé mắt xanh mũi thẳng, đẹp kiêu xa ở tuổi xuân thì. Thằng Mơ kêu thầm trong bụng,  “Chết cha! Cặp Mỹ trắng này lại nói toàn tiếng Việt”, khi thoáng nghe chàng trai bày tỏ tâm tình với người đẹp:

          – Em ơi!  Em mới chính là người đẹp tuyệt vời tự nhiên hơn cả trăm lần người máy.  Em có thể cho anh cái hân hạnh là được ôm em trong vòng tay và nhảy với em vài bản Tango đầy quý phái hay không?            Bỗng cô bé phản pháo làm thằng Mơ chưng hửng:

          – Nè, cái thằng nhỏ ranh xéo khỏi mắt bà đi nghe chưa!  Không gì thì tao cũng bằng tuổi bà nội, bà ngoại của màỵ.  Bộ hết bọn khỉ gió cả rồi hay sao lại dè bà ngoại mầy mà tán, hở cái thằng lõi kia!

          Chàng trai lừ mắt:

          Cái gì?  Cô bảo ai là thằng nhỏ?  Cô có biết “qua” đây tuổi ngoài tám chục.  Ông cố của cô em còn sống thử hỏi có hơn được tuổi ta không hử?!

Cô bé lại cười sặc sụa:

          Cái ngữ nầy thì chết cha tui rồi!  Giọng ông nói nghe y chang như là giọng ông ngoại thằng Lợn nhà tui. Tui là bà ngoại thằng Lợn đây. Có phải ông là ông Ba Lén đó không?

          Chàng trai cười như mếu:

– Má thằng Tuất đó hử!  Thì tui đây chớ ai nữa.

Đôi “thanh niên nam nữ” nhìn trước nhìn sau chỉ thấy thằng Mơ ngu ngơ đứng khuất sau hàng cây.  Họ tới dắt tay nhau bước đi về căn nhà cũ. Trong hình dáng của con người mới, ký ức, suy tư, tâm hồn, tư tưởng của họ vẫn còn y nguyên là ông bà già tương cà, mắm muối thuở nào.  Dáng ông bà già đi khuất nhưng thằng Mơ vẫn còn nghe tiếng vọng run run của họ:

          – Ông ơi!  Làm sao để trở lại hình dáng xưa của mình đây?  Tôi quên dáng cũ của tôi rồi, biết làm sao để đời còn có một lần thứ hai được vào máy mà bấm nút cho mình trở lại với mình?

          Ông già thở dài:

          – Bà ơi!  Tôi cũng đánh mất tôi rồi!

          Rồi cả hai “ông bà lão thanh xuân” cùng nói lên lời than thở:

          – Cũng tại cái máy tai quái đó đổi được dáng khỉ ra người mà không đổi được trí đười ươi ra nhân loại nên chúng ta mới khốn khổ như ngày hôm nay.

          Đã quá lâu, quen đi về mãi giữa những hành tinh lạ lùng xa thăm thẳm, thằng Mơ vẫn mang theo trong đáy lòng mình bóng dáng trái đất như một ngôi nhà xanh xanh nhỏ bé dưới kia; một bến sơ xưa để tìm về cho nhớ nhung và an nghỉ.  Chiều nay, nghe lại được tiếng Việt thân thương, thằng Mơ bỗng cảm thấy nhớ quê hương Việt Nam lạ lùng.  Đọc lịch sử, nó thương quê hương mình vô hạn. Bốn ngàn năm trải qua bao vinh nhục thăng trầm.  Nhưng những tai trời ách nước, cuối cùng cũng qua đi với sức sống dẽo mà bền của toàn dân tộc.

          Như có nỗi réo gọi vô hình, thằng Mơ bước vào trạm máy truyền vật công cộng, bỏ mấy xu lệ phí, vào phòng máy và bấm vào một nút nhỏ ngay giữa mô hình Việt Nam.  Một nháy mắt sau, thằng Mơ đã thấy mình đứng giữa hoàng hôn bên bờ sông xanh đang ngả sang màu tím thẩm.  Từng đợt sóng tím long lanh, uốn éo tấp vào bờ êm như nhung, mềm như lụa.  Sau tàng cây cổ thụ trang đài, đứng uy nghi trước cổ thành thâm nghiêm và cô quạnh là khung trời chiềụ. Cảnh hoàng hôn cố níu lấy chút ánh sáng mặt trời, pha đậm thêm màu tím cho ráng mây lơ lửng ở phía Tây, đang cùng soi bóng trên giòng sông giữa hai bờ vắng lặng đẹp đến não nùng.

          Thằng Mơ dụi mắt.  Nó đã đi qua những khung trời vũ trụ, đã thấy những cảnh trời chiều đầy ảo ảnh của càn khôn, nhưng không nơi nào có vẻ đẹp huyền diệu và thanh u như nơi nầy. Nó không biết tên của giòng sông cũng như giòng sông không biết nó, nhưng nó cảm thấy lòng dâng lên một cảm xúc ngập tràn thương yêu và mát dượi vì nơi này là quê hương.

          Thằng Mơ đi lần theo giòng sông, bước qua bên kia sông theo một chiếc cầu mười hai cánh trắng.  Thành phố cổ xưa nhưng con người rất mới, cái mới đơn điệu và đồng phục khắp mặt địa cầu do máy truyền vật và người hành tinh sáng ché.  Thằng Mơ vào đại một quán ăn bên hè phố.  Trong quán, đang có nhiều khuôn mặt nhìn rất giống nét mặt của cựu tổng thống Kennedy, vua Louis, nữ hoàng Victoria, Cleopâtre, tài tử Marilyn Monroe, Brigitte Bardot, Alan Delon, Tony Curti, Kim Cương, Thanh Nga, Andy Lau, Trịnh Phối Phốị…  Tuy vậy, những nét méo, nét tròn, nét ngang, nét dọc, nét chấm, nét phẩy đôi khi trông lạc lỏng và buồn cười một cách vụng về và thừa thải vẫn còn in đậm trên những khuôn mặt xung quanh.

          Thằng Mơ không nín cười được khi thấy “Kennedy” ngồi ăn cơm hến ngon lành bên cạnh “Monroe”, say sưa hít hà với tô bún mắm ruốc. Tony Curti hút thuốc lào sảng khoái, cười tủm tỉm với Bardot đang vấn thuốc cẩm lệ Mụ Thôi, miệng nhai bỏm bẻm cau trầụ

          Bên vườn nhà ai khuất trong bóng chiều còn vương vãi, có một nàng “Juliette” đang lên gân, ráng đốc phách chưởi mất gà.  Thằng Mơ nghe tiếng chưởi lên bổng xuống trầm và có vần có điệu như kịch thơ Shakespeare trong các Opera bên xứ Âu Mỹ:

          – Cha ôn mồ tổ đưa mô

          Ăn cắp cặp gà giò

          Tau nuôi cực khổ

          Bớ cái quân nhổ lông cắt cổ…

          Điệp khúc chưởi mất gà mỗi lúc một hăng cho tới lúc “Juliette” toan vỗ nhịp theo điệu vũ lên gân tốc váy thì Mơ ta lỉnh mất.  Nó cảm thấy buồn theo tiếng chưởi mất gà vẫn còn đeo đẳng người mình trên đường sang thế kỷ.

          Nghe “Cleopatre” hỏi “Victoria” rằng, lát nữa có về miền Phong Châu xưa cũ để xem lễ đúc lại trống đồng qua máy truyền vật không? Thằng Mơ tò mò muốn đi theo và được mọi người vui vẻ chấp nhận.

          Giữa buổi bình minh sáng tươi đầy nắng ấm, Truyền Vật Đài được dựng lên với những vật liệu và kỹ thuật tân kỳ của thế kỷ.  Chiếc trống đồng Ngọc Lũ được đặt nằm trang trọng trên bệ thờ bằng cẩm thạch. Mặt trống đồng với những đường hoa văn diễn tả sinh hoạt xã hội Việt tộc thời cổ sơ bằng vô số nét chạm trổ tinh xảo lóng lánh tỏa hào quang dưới ánh sáng mặt trời. Trống đồng im lặng với dáng trang đài, cổ kính như huyền sử bi tráng của Văn Lang thời dựng nước.  Đã có bao nhiêu lớp người nhỏ bé cố sơn phết mặt trống đồng nhiều lớp, nhiều màụ nhưng chưa có màu nào che lấp được màu quang minh của ánh sáng rỡ ràng, tự nhiên muôn thuở.

Trong cảnh trình diễn màu sắc rợp trời, trống kèn dậy đất, nhóm đúc lại trống đồng khiêng trống đưa vào Máy Truyền Vật.  Đã có một đội quân sẵn chờ bật nút.  Tiếng súng lệnh vang lên, một cánh tay trần đưa lên bật nút.  Bỗng bầu trời tối sầm lại.  Ánh mặt trời rực rỡ chuyển dần sang màu xám, màu tối, rồi màu đen.  Trời trở gió, cảnh sắc cuồng lên như cát chạy, đá bay.  Núi rừng Phong Châu vi vút vang lên vọng âm tiếng tù và thúc dục thuở vua Hùng, lời thề sắt son trên sông Hát, tiếng Hàn Thuyên trầm hùng đọc Văn Tế Cá Sấu lần đầu tiên bằng chữ nước nhà, tiếng Nguyễn Trải đọc Bình Ngô Đại Cáo, tiếng Hưng Đạo Vương vang hịch truyền tướng sĩ, và tiếng gươm giáo tuốt trần trên voi binh, ngựa chiến thuở Lê Lợi, Quang Trung…

          Một tiếng trống đồng xa xăm mà gần gũi vang lên.  Tiếng trống xưa hào hùng, nhẹ tỏa đến nỗi ít có người nghe, nhưng có sức mạnh đến mức khiến cho đất trời chao đảo.  Tiếng trống quyện vào đất, hòa vào núi, vút lên mây, lồng lộng giữa sông hồ, chảy rần rật từ Phong Châu tới Cà Mâu, lên Trường Sơn, về Nam Hải.

          Rồi trước sự ngỡ ngàng và sửng sốt của thằng Mơ và mọi người, máy truyền vật đầy uy vũ của thế ký bỗng bể tan ra từng mảnh.  Trống đồng Ngọc Lũ vẫn còn nguyên đó, ánh sáng minh châu của trời Nam trở lại trong tiếng reo hò hụt hẫng của những người đổi trống.  Đâu đây, có tiếng khóc oà mừng vui lẫn tủi thân; và có tiếng ai sang sảng nụ cườị.  Thằng Mơ quay lại, ông già râu trắng dài quá rốn vẫn còn ngặt nghẽo với nụ cười dòn tan mà trầm hùng như sấm dậy.  Ngạc nhiên, thằng Mơ hỏi:

– Ông ơi! Sao ông cười?!

Ông già chưa trả lời mà hỏi lại:

          – Con hãy nói cho ta nghe tại sao con khóc trước đã.

          Thằng Mơ thật thà như một đứa bé con:

          – Ông ạ, chắc có lẽ tại con vui quá vì thấy trống đồng vẫn còn đó; nhưng lại chợt buồn vì không biết tại sao người ta lại đem chút văn minh vay mượn để chối bỏ những lưu dấu nghìn năm trên mặt trống đồng?

          Ông lão trầm ngâm:

          – Ta cười vì sự ngu ngơ của giống người nhỏ bé không đủ sức tự mình lớn lên theo đà thế kỷ, cứ muốn đơn giản, loay hoay nhuộm tóc làm ông già, chừa râu làm người lớn.  Vật chất và quyền lực có thể thay đổi cỏ cây, mua bán rừng vàng bể bạc, nhưng làm sao thay được uy vũ của đất trời, bán được hồn thiêng của sông núi.  Trống đồng là linh hồn của một tổ quốc, là sự linh tụ thiêng liêng truyền kiếp của một giống nòi nên vô phương phân ra thành vi ti nguyên tử cho máy truyền đi.

          Thằng Mơ reo lên hồn nhiên:

          – Ông ơi! Ông nói hay quá.  Con là chuyên viên của máy truyền vật nên con hiểu rõ lắm.  Khoa học và tham vọng con người có thể dời sông chuyển núi, nhưng không có ai, không có máy nào có thể cắt xén hay phân hóa linh hồn vì nó là nguyên thể.  Chỉ trừ phi con người làm chủ nó không biết cách trân trọng giữ gìn nên nó bị phủ bụi mờ hay mất đi, rồi cứ tưởng lầm rằng, mình có quyền cho không hay bán trọn linh hồn tùy thích.  Nhưng thưa ông, con có thể được phép xin biết ông là ai không?

          Ông già mĩm cười nhân hậu:

          – Cứ gọi ta là ông lão Phong Châu. Ta sinh ra từ thuở vua Hùng và lớn lên cùng sông núi.  Ta biết con gốc gác từ đâu, đang làm gì, và trở về quê hương chỉ vì yêu thương nguồn cội của mình.  Con cùng đứng chung trên mảnh đất Phong Châu nầy sáng hôm nay, nhưng con khóc, ta cười, trong khi có người reo hò cuồng nhiệt vì tưởng rằng đã xóa được trống đồng.  Đất nước mình còn đến hôm nay là nhờ mỗi người tự biết mình là ai.  Như con là con, ta là ta, Tàu là Tàu, Tây là Tây, và sông núi vẫn là sông núi.  Vô tình hay hữu ý, đứng chung trên một con tàu không phải ai cũng là thủy thủ.  Mượn hình hài người xa lạ cũng không đổi được linh hồn.  Thằng Mơ cố tiến lại thật gần ông lão để cung kính nhìn cho rõ nhưng sao chỉ thấy toàn sương khói. Nó nói lên tâm sự:

          – Ông Phong Châu ơi! Quê hương là gì hở ông.  Thời đại liên hành tinh này, nơi đâu mới thật là quê hương?

          Tiếng ông già nhẹ nhàng và xa vắng:

          – Quê hương đâu phải chỉ là đất ở mà chính ở trong lòng.  Cho đến ngày nào, vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, con phải nhận một nơi nào khác làm quê hương mà vẫn thấy xót xa khi nhớ về quê hương, thì ngày đó, mảnh đất nghìn xưa có trống đồng dựng nước nầy vẫn còn là quê hương đích thực trong lòng con.  Nếu ngày nào con trơ ra, chẳng biết thổn thức khi nhận quê người làm quê mình không phải vì sức mạnh của trái tim mà vì sức mạnh của cái ví thì đó là ngày con mất quê hương.

          Chia tay, ông già chỉ cho thằng Mơ một ánh mắt nhìn gởi gắm đầy yêu thương và thuần hậu.   Chỉ một thoáng qua mau, nhưng nghìn sau không chệch hướng.

Thằng Mơ được vào làm việc tại trung tâm điều hành máy truyền vật liên hành tinh.  Trong hằng triệu màn ảnh theo dõi sinh hoạt máy truyền vật thuộc dãi thiên hà, nó tìm ra màn ảnh địa cầu một cách dễ dàng vì màu sắc biến ảo quá lạ lùng.  Nó đi vào vùng điều khiển đầu não để phân tích, nghiên cứu và kinh hoàng nhận ra rằng, có một “Ngăn Tri Thức” bí mật gắn vào trong tất cả máy truyền vật ở địa cầu.   Nhiệm vụ của “ngăn tri thức” đó là cứ mỗi lần có người đi qua máy truyền vật, ngăn tri thức sẽ giữ lại một phần nghìn tế bào thông minh của trí óc và gởi về trung tâm.

          Không biết đã bao lâu, thằng Mơ đứng ngắm “ngăn tri thức” trung tâm, nơi lưu giữ khối tế bào khổng lồ tinh hoa của nhân loạị địa cầu.  Nó biết rằng, đến một ngày nào đó, khi phần tinh hoa của đầu óc nhân loại đã bị người hành tinh thu hết là khi con người sẽ biến thành sinh vật có hai chân.  Đó là ngày tận thế của loài người để khai sinh một thế giới “sinh vật người” ở địa cầu.

          Trong không gian vô tận, thằng Mơ bỗng nghe tiếng trống đồng Ngọc Lũ vang vọng đâu đây.  Tiếng cười kiêu bạt của ông già Phong Châu tuổi bốn nghìn năm bỗng vang lên hiền từ mà sang sảng.  Địa cầu đang bị chinh phục bằng một lớp vỏ văn minh cực kỳ tinh xảo.  Điều mĩa mai là tri thức loài người đang bước thụt lùi bằng những cỗ xe lao tới nhanh hơn tốc độ của ánh sáng.  Thằng Mơ cũng đã quá già dặn và uyên bác để hiểu ra rằng “nguy cơ” là một cặp chân lý nhị nguyên thường đi song hành:  Trong nguy biến sẽ tìm ra cơ hội và cơ hội nghìn năm một thuở thường không đến hai lần.  Suy tư chín chắn, quyết định táo bạo và hành động kịp thời là chìa khóa để xoay chuyển tình thế.  Lên đường!

Trong một thoáng phù du, thằng Mơ lao vào máy truyền vật trung tâm nhanh như vó ngựa Phù Đổng.  Nó sẽ ghép khối tri thức đã bị cướp đi của nhân loại vào thân xác bọt bèo và bé nhỏ của nó.  Nó chẳng là gì cả trong nỗi mất mát chung quá lớn lao của nhân loại. Nghĩ thế và bấm nút…! Thằng Mơ không còn nghe biết gì nữa cả.

          Không biết nó đã bất tỉnh bao nhiêu năm hay hàng muôn thế kỷ.  Nhưng khi tỉnh dậy, trí óc nó đã trở thành quávĩ đại và uyên áo để dễ dàng nhận ra tất cả kỹ thuật, kiến thức, mưu lược của người hành tinh quả là một công trình cực kỳ tinh xảo dựa trên sự phát triển quá độ của những nguyên tắc ứng dụng khoa học, điện tử và vi tính có trước địa cầu hơn hai thế kỷ.  Họ rất độc ác và tàn bạo trong sách lược làm chủ vũ trụ càn khôn.  Đối với người hành tinh, không có sự sống chung, sống với, sống cùng mà chỉ có chinh phục, nô lệ hoá hay tiêu diệt.

 Sau biến cố “chiếm kho tri thức” cuả thằng Mơ, đến lượt người hành tinh trải qua cơn ác mộng khi khám phá ra rằng, thằng Mơ là người đã thu lại hết tri thức mà họ tưởng rằng đã vĩnh viễn chiếm đi của nhân loại.  Trong cuộc đối mặt sau cùng giữa thằng Mơ và đại hội đồng liên hành tinh hoàn toàn trong thế yếu, thằng Mơ nghiễm nhiên đứng trên ngôi chủ tể.  Giữa hàng hàng lớp lớp dĩa bay,  phi thuyền liên hành tinh  và hệ thống máy truyền vật vừa tạm ngưng hoạt động, hình ảnh thằng Mơ nổi bật với nét bình thản, trong sáng pha một chút ngây thơ và đầy nhân hậu được truyền đi khắp hoàn vũ.  Thống soái người hành tinh lên tiếng:

– Thằng Mơ!  Ngài đã gom hết tri thức của nhân loại.  Ngài đang có sức mạnh vô địch trong tay.  Bây giờ ngài là chủ tể và chúng tôi đang ở dưới sự sai khiến của ngài và sẵn sàng tuân phục đợi lệnh ngài.

Thằng Mơ nói không úp mở:

– Trước hết, tôi cho các người được tự do.

Viên thống soái khoát tay:

– Chúng tôi sẽ không bao giờ còn có được tự do nữa?

– Tại sao?

          – Tại vì tự do đối với người hành tinh chúng tôi là sức mạnh vô địch, là quyền năng được chinh phục vũ trụ, là uy vũ để khuất phục mọi người.  Bây giờ tất cả quyền lực đó đang mất vào tay ngài thì làm sao chúng tôi có tự do?

          Thằng Mơ vẫn ôn tồn:

          – Tự do công chính đâu phải là cho mình tự do đi cướp tự do của người khác.  Các người nhân danh tự do của mình để tiêu diệt tự do của người khác nên hoàn toàn chưa hiểu tự do là gì.  Bây giờ tự do biếu không cũng chẳng biết dùng thì làm sao có tự do cho được.

          Người hành tinh hỏi:

– Thế ngoài món tự do mà chúng tôi không xài được, ngài còn có ân sủng nào nữa để ban cho chúng tôi lần cuối cùng?

Thằng Mơ trả lời chân thành:

– Ta cho các người về lại quê hương một cách an lành.

Người hành tinh cười thành tiếng:

– Chúng tôi là người vũ trụ đi chinh phục vũ trụ, làm gì có một quê hương đâu đó để quay về.

Thằng Mơ trở nên buồn bã hỏi thêm:

– Thế nếu ta sẵn sàng chấp nhận bất cứ một điều ước muốn nào của các người trong lúc này thì các người muốn gì?

Tiếng xôn xao bàn tán lan xa ngoài vũ trụ.  Cuối cùng vị thống soái hành tinh trả lời:

– Chúng tôi muốn thành mây trắng; muốn thành những hạt bụi tinh vân vô tri bay quanh vũ trụ, nghĩa là chúng tôi muốn trở về với cát bụi.

Thằng Mơ có vẻ xúc động và đăm chiêu hơn bao giờ hết:

– Nghĩa là các người muốn chết vì chỉ có chết mới trở về với cát bụi.

Thống soái hành tinh lần đầu tiên bị giao động, run run giải thích:

– Chết là một khái niệm riêng của người địa cầu.  Người hành tinh chúng tôi không bao giờ biết chết vì mỗi cá thể là một cổ máy tinh vi được ghép lại bằng muôn ngàn tỷ hạt bụi tinh vân để chuyên chở một năng lực không bao giờ bị hủy diệt đó là tri thức, là tâm hồn.  Khi thể chất phân hoá trở về dạng tinh vân thì tri thức và tâm hồn trở lại nguyên trạng là những năng lượng vô hình, vô ảnh nhưng luôn luôn hiện diện đâu đó trong vũ trụ dưới dạng những làn sóng điện.  Nếu có một dạng thể xác sinh vật nào đó vừa được thành hình và có tần số tương ứng với những sóng điện của tri thức và tâm hồn thì sẽ có sự giao thoa và hội nhập giữa thể xác và tinh thần để cấu thành sinh vật mới.

          Thằng Mơ quét cái nhìn tinh anh vào bóng tối của vũ trụ và nói với tất cả người hành tinh:

– Ta không muốn hủy diệt ai và cũng cầu cho đừng có ai bị hủy diệt cả.  Các người hành tinh là những tinh hoa bất hạnh của vũ trụ nầy.  Các người có một sức mạnh khoa học kỹ thuật thừa khả năng bao trùm và chinh phục vũ trụ, nhưng lại thiếu vắng một tâm hồn để an trú và một quê hương đích thực để quay về.  Các người muốn làm siêu nhân, còn ta thì chỉ muốn làm một con người bình thường và chân chính nên có đủ hạnh phúc và khổ đau.  Kinh nghiệm hạnh phúc làm cho khổ đau thêm đòi đọan, nhưng cũng chính kinh nghiệm khổ đau làm cho hạnh phúc thêm thăng hoa.

          Người hành tinh ngạc nhiên hỏi:

          – Thế nào là hạnh phúc, thế nào là khổ đau.  Ngài có thể cho chúng tôi một chút hiểu biết và kinh nghiệm về những cảm giác lạ lùng như thế chăng?

          Thằng Mơ bồi hồi ra lệnh:

          – Hỡi người hành tinh, ai muốn nếm thử hạnh phúc và khổ đau thì xin bước ngay vào máy truyền vật.

          Tất cả người hành tinh khắp hoàn vũ tất bật bước vào máy.  Từ phòng điều khiển trung tâm, thằng Mơ sắp xếp lại các đường giây chằng chịt mà nếu không có đầu óc của ngăn tri thức, mày mò cả trăm năm chưa tìm ra lối.  Thằng Mơ bấm nút.  Có tiếng rít của thù hận bay lạc vào không gian vô tận.  Người hành tinh mở mắt trước một chân trời mới của nhân loại chỉ còn những tâm hồn cao viễn và những cảm xúc yêu thương.  Tất cả người hành tinh không ai còn muốn bước vào máy truyền vật để mang lại hình hài và sống lại với con người cũ của mình.

          Khó nhất vẫn là làm sao trả lại được hình dáng cũ cho người địa cầu. Thằng Mơ nhắm mắt phóng luồng suy tư về những chân trời xa tắp, ông lão Phong Châu tóc trắng nghìn năm hiện ra trong trí nó.  Thằng Mơ hỏi:

          – Ông ơi! Bây giờ cháu là người thông thái của vũ trụ nhưng làm thế nào để giúp những người đã bị tha hoá, đã thay hình đổi dạng tìm về dáng xưa, tìm được bản lai diện mục của chính họ, hả ông?

          Lão Phong Châu vuốt chòm râu bạc nhìn lên sao Hôm mĩm cười:

          – Cháu thấy không? Kìa, đó là sao Hôm, nhưng đó cũng vừa là sao Mai.  Người ta thường nghĩ sao Hôm và sao Mai là Sâm Thương đôi ngã, nhưng thực ra chỉ là một hành tinh duy nhất mà thôi.  Hôm nay người địa cầu là sao Hôm của một buổi chiều gần tận thế.  Cháu phải giúp họ tìm về sao Mai cho một buổi bình minh của nhân loại.

          Thằng Mơ chưa hiểu hết ý ông già nhưng ông đã thành mây bay đi.  Trong cái phiêu bồng của sự sống, thằng Mơ nhìn đăm đăm vào đêm tối của vũ trụ và chợt hiểu rằng, phải truy tìm cái gốc của mỗi con người.  Trí óc cực kỳ uyên bác của nó đã tìm ra cái gốc của người địa cầu.  Mất gốc nhận nhân dáng của người khác làm của mình chỉ vì tri thức không vững vàng.  Tri thức bị mất đi phần tinh hoa trong các máy truyền vật.  Phải tìm lại, trả lại và ghép lại những tế bào tri thức cho mọi người thì sẽ đưa được những người đang ở phía sao Hôm về lại với sao Mai.  Chỉ cần một sự chuyển hướng cách nhìn sẽ thấy lại được mình. Mình không bao giờ mất mà cần phải đào cho ra cái Mình Uyên Nguyên đang bị vùi lấp trong những lớp mù sương của vô minh, định kiến, tham vọng, hận thù.

          Thằng Mơ phải liều thân một phen cuối cùng để trả lại vô số mảnh tri thức của nhân loại đã nhập vào nó qua máy truyền vật.  Nó đứng vào máy trung tâm, nhắm mắt lại, nhớ ông già râu trắng thuở Phong Châu và quỳ gối, trân trọng hướng về phía con người. Bấm nút.

          Một rừng hào quang ngũ sắc rạn vỡ như pha lê.

          Đêm hồng ân gần ngày tận thế trả nhân loại trở về với ánh sao Mai.

          Thằng Mơ, con người vĩ đại của hoàn vũ đã trả lại và tháo khoán kho tri thức cho con người.  Mắt thường chẳng ai thấy gì nhưng hằng hà sa số tế bào tri thức, biến hiện dưới dạng những làn sóng điện bay tỏa trong không gian, tìm tần số não trạng gốc của chủ cũ để bay về.  Loài người vừa tiếp thu lại được số tế bào tri thức đã mất đi, nhân dáng cũ lập tức được phục hồi.

          Và, trong số những người vô danh chen chân trên những con đường phố Huế mới hồi sinh cùng với nhân loại sáng nay, có bóng dáng nhỏ nhắn với nụ cười khiêm tốn của một người trai trẻ, đó là Thằng Mơ.

Bài viết liên quan