THÁNG TƯ GỢI NHỚ BÀI THƠ CŨ

Trong số khoảng 100 dịch giả nổi tiếng nhất suốt 5, 6 thế kỷ qua, kể từ nhà tiên tri Nostradamus (1503-1566) cho đến giữa đường thế kỷ 18, 19 như thi hào Charles Baudelaire (1821-1867) và bước sang thời hiện đại như văn hào Samuel Beckett (1906-1989) hoặc còn sống sờ sờ như nhà văn Nobel Cao Hành Kiện, lãnh tụ Hồi giáo Ali Khameinei, nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami… thì dịch không chỉ là chuyển ngữ mà dịch là “viết lại bằng một ngôn ngữ khác”!


Với 100 dịch giả nổi tiếng có tên tuổi đã được ghi vào văn khố đó, thì đã có hơn 90 vị đã làm công việc dịch thuật trong lĩnh vực tương ứng của mình. Nghĩa là thi sĩ thì dịch thơ, nhà văn thì dịch văn và học giả thì dịch sách vở trong phạm vi nghiên cứu, tham khảo của mình. Nếu không phải là những thi tài như Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích thì ai mà dịch tới mức… siêu quần bạt tụy đọc muốn lạnh người như những câu thơ từ Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn nguyên tác bằng chữ Hán từ đầu cho đến cuối như :

Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân,
Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân…

mà lại dịch tung hoành như sấm dậy – hay tuyệt vời mà không mất ý – thế nầy:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này…

Dịch như thế nầy thì không phải là “viết lại bằng một ngôn ngữ khác” mà lại là tái sáng tạo: giữ nguyên được cảm xúc của ý, hương vị của lời và lưu được bầu khí sống động của ngữ cảnh.


Thế giới gồm nhiều giống dân, nhiều nền văn hóa và hơn 3 nghìn ngôn ngữ,. Mỗi dân tộc đều có ngữ âm, ngữ cảnh và phương ngữ khác nhau nên rất đa đoan cho sự trao đổi, thông tin, liên lạc. Tuy nhiên, vấn đề càng khó thì sức bật của con người càng lên cao khi nhu cầu thông tin liên lạc trở thành điều kiện ắt có và đủ cho cuộc sống thể chất và tinh thần.

Hơn bốn mươi lăm năm trước, từ giã những ngày học chữ Nôm, chữ Hán với mấy cụ ở làng, với Văn khoa và Sư phạm, tôi càng có cơ hội làm quen với hệ thống ngôn ngữ phương Tây mà đặc biệt là tiếng Anh và mom mem tiếng Pháp mới hiểu và học hỏi thêm vì sao các bậc tiền bối đã cho rằng “Traduttore, traditore” – Dịch là phản (Traduire, c’est trahir – translator, traitor). Và, đâu cũng mươi lăm năm về trước, được gặp Giáo sư – nhà thơ J. Balaban, người đã có nhiệt tình dịch thơ Hồ Xuân Hương ra tiếng Anh. Tôi đã nói với Balaban rằng, có những phạm trù thi ca ở mức độ tinh diệu của ngôn ngữ như cách nói lái, chơi chữ, nhập âm, biến âm, đảo ngữ, tục thanh, đối ngẫu thì không nên đụng vào. Về nghệ thuật chơi chữ xuất quỷ nhập thần như thơ Hồ Xuân Hương thì giới nghệ sĩ và dịch giả đã cho rằng: khi gặp những bản văn không thể dịch được (untranslatable version/terminology) thì đừng cố gắng dịch vì trong trường hợp đó thì “dịch là diệt”! Cầm bản dịch thơ Hồ Xuân Hương của Balaban lên đọc, tôi đã phát biểu có thể làm mất lòng dịch giả, rằng: “Ôi! Anh bạn mình đã biến Disneyland muôn màu muôn vẻ thành Vườn Bách Thú bình thường rồi!


Nhân cảm hứng nói về khuynh hướng dịch – chuyển ngữ như một nhu cầu thiết thân và thường xuyên nhất của người Việt tha hương từ 30-4-1975 trong cuộc hành trình đầy bi tráng mà sử sách chưa ráo mực, tôi có tham gia đóng góp một số ý kiến trong những cuộc hội luận của các bạn già có, trẻ có được tổ chức nhiều nơi liên quan đến việc dịch thuật. Qua nhiều ý kiến của các dịch giả tài năng và với một chút xíu sự trải nghiệm của riêng mình, tôi nhận thấy ngoài 3 yếu tố là khả năng ngôn ngữ, kiến thức chuyên môn và mối đồng cảm giữa tác giả và dịch giả thì có 3 yếu tố khác không kém phần quan trọng là tuổi tác, hoàn cảnh xuất thân và môi trường văn hóa sẽ góp phần trực tiếp cho chất lượng của dịch phẩm. Như trường hợp khi được đọc Chiến Tranh và Hòa Bình của Leon Tolstoi qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê trước năm 1975 và bản dịch của Cao Xuân Hạo sau năm 1975, tôi mới cảm nhận thấm thía cái “chất dịch thuật” thấm đậm trong “chất nguyên tác” qua hai dịch giả tài năng trong hai bối cảnh và trải nghiệm khác nhau.


Hay tạm vái chào thế giới trời biển của chữ nghĩa nhân gian về dịch thuật, để tạm lấy một ví dụ rất nhỏ của một bài thơ để minh họa cho quan điểm tuổi tác, hoàn cảnh và con người trong phiên dịch mà tôi vừa nếm trải là đọc lại hai bản dịch ra tiếng Anh cho một bài thơ nhỏ bằng tiếng Việt của mình. Đó là khi bài thơ Anh Về Đây đã được hai người dịch.

Nguyên tác bài thơ tiếng Việt:

ANH VỀ ĐÂY

Anh đã về
Sau hơn ba mươi năm xa quê
Mẹ vắng bóng, con đường xưa mất hút
Cô bé xóm Kên
Mắt mờ tóc bạc
Chuyện chúng mình
Nhớ nhớ quên quên

Anh đã về
Con đường cũ thay tên
Cầm tay em
Như ngày xưa hò hẹn
Bàn tay run
Thuở ấy vì tình bây giờ vì lạnh
Nắng hoàng hôn không ấm nỗi sương chiều

Quê hương mình
Mẹ và em
Đều thay đổi quá nhiều
Duy chỉ có
Chiếc loa đầu đường
Thì vẫn thế
Sau gần bốn mươi năm
Loa loa loa; mồm loa mép dãi
Vẫn phát hoài
Tiếng nói Việt Nam
Dân chủ, Tự do
Chỉ nói không làm

Anh đã về
Như cây gỗ gió xoang trầm
Chút võ vẽ những mảnh trời khai phóng
Em nghe anh…
Mỉm cười trông ngóng:
Làm được gì ngoài bán mộng tay không

Dân chủ – Tự do
Đả đảo hoan hô
Hàng quốc cấm
Chỉ được nhìn ngắm
Không được sờ, không được đụng
Giở nón chào ca tụng bâng quơ
Muốn độc lập
Phải có tự do
Muốn tự do
Phải có dân chủ
Muốn dân chủ
Phải hóa sinh thân xác cũ
Chờ bao năm
Xác ướp có linh hồn

Anh về đây em
Đường tự tình quê hương yêu dấu
Chí lớn mang về chẳng từ Mỹ từ Âu
Trong tim em
Khát vọng dấy từ lâu
Như giông bão
Đang nằm sâu trong đất

Chờ đợi bao năm nên em cúi mặt
Ngước lên nhìn!
Triệu ánh mắt:
Tìm nhau
Đừng đợi mãi bên cầu

TRẦN KIÊM ĐOÀN

Bản dịch tiếng Anh của Thanh Thanh Lê Xuân Nhuận

Lê Xuân Nhuận là một tác giả có bề dày trong cả hai ngôn ngữ Việt và Anh.


Anh sinh năm 1930 và vẫn là một cây bút năng nỗ và sống động trong suốt 60 năm qua và ở tuổi đời 87 hiện tại với nhiều tác phẩm thơ, văn, kịch, chính luận, biên khảo, dịch thuật. Anh có tác phẩm trong 40 tập thơ tiếng Anh đã xuất bản tại Mỹ. Đồng thời anh cũng là một nhân vật đã giữ nhiều đặc vụ và trọng trách thời Việt Nam Cộng Hòa.


Ghi lại đôi giòng tiểu sử của anh như một sự minh họa về thân thế và sự nghiệp của một dịch giả thế hệ đàn anh đã trải nghiệm về những giá trị hiện thực của cuộc đời, sự nghiệp và nghệ thuật.

HERE I HAVE COME BACK

Back here I have come
After over thirty years home away from.
Mom absent, the old way lost in the whirl.
The once Ken Hamlet girl
With dim eyes and grey hair,
About her personal affair
Remembered and forgot in confusion.

Back here I have come. No illusion.
The former street has changed its name.
I held your hands all the same
Like I did those days we were on a date;
Your hands shook blate
In the past by love but now by cold, true,
The setting sun couldn’t warm the dusk dew.

Our fatherland land:
Have had too many changes to stand
Mother and sister.
Except that the blister
The street corner’s loud speaker
Is the same as always a squeaker.
After nearly forty years
Garrulous, loquacious, verbose to all ears,
Still broadcast forever, never calm,
The Voice of Vietnam.
Democracy, Liberty: none!
Only said never done.

I have come back to make good.
As an old tree catching wind of agarwood
Dabbling a little in bits of liberated life
You listened to me while evil is rife
Smiled, looking forward with a gleam…
Empty-handed to act: to sell one’s dream!

Democracy! Liberty! (blah)
Down with! Long live! Hurrah!
Forbidden merchandise
Only to look, contemplate, for one’s eyes
Not allowed to touch let alone to hold.
Hats off for a salutation vague and cold.
Independent to be
You must be free.
To be free (not hypocrisy)
There must be democracy.
To be democrat
You must renovate the old life flat.
How many years to expect in whole
For a mummified body to have a soul?

Back here I have come
With deep feelings for our country glum.
Just cause is not from US or Europe smart,
But it does exist in your very heart.
Aspiration so far arisen urging to perform
Like a storm
Has been lying in the earth profound.

So long in wait to stoop you were bound.
Now, raise your head, look up to see
Millions of eyes in glee
Are seeking one another in a world wider:
Start off! No longer remain an outsider!

Translation by THANH-THANH

**
*

Bản dịch của Trần Thị Kiêm Nguyên

Bé Na là con gái út dịch thơ Bố già. Mẹ có bầu bé Na tại Việt Nam, sinh tại Hồng Kông (1982). Bé Na lớn lên tại Mỹ, hiện làm bác sĩ Nhãn khoa và cũng thích viết lách, thơ thẩn như Bố già 71 tuổi. Cũng xin ghi lại đôi dòng riêng tư về bé Na để minh họa cho một lối dịch của thế hệ đàn em – hàng con cháu – trong sinh hoạt văn bút hiện nay của người Việt ở nước ngoài.

I HAVE COME BACK HOME

I have come home
After being away for over 30 years.
Mom is gone, along with the names of familiar roads.
The young girl from Hamlet Ken
Now has dim eyes and grey hair.
Her personal affairs befuddled
Wavering between remembering and forgetting.

I have come home
To old streets with new names.
I hold your hands
Like when we used to date.
Your hands shook
In the past from love, but now from the cold
The setting sun fails to warm the chill at dusk.

Our fatherland
And our mothers and sisters
Have gone thru too many changes
Yet what remains
Is the street corner’s loud speakers
With the same commotion
After nearly forty years
Blaring, blaring, blaring, boisterous messages,
Continually delivering broadcasts.
The Voice of Vietnam.
Democracy, Liberty!
But these are words, with no action.

I have come home.
As the old agarwood, absorbing passively.
Dabbling a bit in the life of liberation
You have listened to me
With a gleaming smile
Unable to do anything except sell fruitless dreams.

Democracy! Liberty!

Down with! Long live! Hurrah!
Forbidden merchandise
Only to look at and admire
Not to touch, let alone hold.
Hats off for an empty salutation
To salute, but praising nothing.
To be independent
There must be freedom
To be free
There must be democracy
To be a democrat
There must be reform of the past
How many years of waiting
Until a mummy gains a soul?

I have come home
On an emotional road for our beloved country.
With strong will not born from America or Europe
But existent in the heart’s core
Inspiring a call for action.
The strong desire arising from a long dormancy
Like a storm
That lies deep within the earth.

From many years of waiting, your head cowers.
But rise up to witness
The glistening eyes of millions.
Find each other!
Rather than waiting, undecided, on the other side.

Translation by: TRAN THI KIEM NGUYEN

Khi người sáng tác, người dịch và người đọc có mối đồng cảm về nội dung nói lên được điều muốn nói, ngôn từ diễn cảm được điều đang nói và khung cảnh ghi dấu được bóng dáng của thế giới nhỏ trong bài thơ là bài dịch qua tới được “bờ bên kia” của một công trình dịch thuật.

Sacramento, giữa mùa tháng Tư 2017
Trần Kiêm Đoàn

Bài viết liên quan