GÓP LỜI VỀ “DUYÊN TU”

Date: Sat, 5 Aug 2006 02:37:27 -0700 (PDT)
From: nhattuan-TCM

To: hoang5413
Thua anh Hoang :

 

 

Cam on anh da gui J’ espere. Nhan the^? em xin gui anh chi doc bai cua TS Tran Kiem Doan, bai viet ve Bat Nha Ba La Mat  — rat hay va de hieu. Day la cuon chuyen dai ong GS nay viet xong, sap in. Nhat dinh khi in ra em se mua bieu anh chi cuon sach nay. Em la dan Cong Giao doc co 2 chapters ma con me^ dao PHAT,  anh chi doc se thich lam.

*****

Date: Sat, 5 Aug 2006 06:59:54 +0200
From: “Kim Nguyen Bluewin”

To:

…..

2) Doc xong “Duyên Tu”, tôi rât khâm phuc GS. Trân Kiêm Doàn : Triêt ly cua Dao Phât rât cao siêu  mà nhung nguoi thuong nhu chung tôi, it co nguoi thâu triêt hêt y nghia. Nhung nho GS TKD giai thich qua loi dôi dap giua Thây Tiêu và Ba Gâm mà Triêt ly Dao Phât tro nên don gian và dê hiêu Nhu vây, su nghiên cuu cua GS TKD thât rât thâm sâu và quan triêt Giao ly cua Dao Phât nên moi giai thich môt cach dê dàng và don gian nhu vây. Xin bai phuc.
Môt lân nua xin thành thât cam on Anh Nhât Tuân da chuyên cho xem 2 tài liêu quy gia nây…..


Kim Hoa

******

Tôi có duyên được đọc truyện dài Tu Bụi của Trần Kiêm Đoàn ở dạng bản thảo đang chờ hiệu đính để in. Từ khi “download file” được cuốn truyện do cô Đặng Lê Khánh chuyển qua mạng lưới vi tính, tôi miệt mài đọc cho hết cuốn truyện. Nói chung, Tu Bụi là một truyện dài thú vị từ đầu tới cuối. Truyện có bối cảnh vào một thời điểm cụ thể (đời vua Gia Long và Minh Mạng), kể về những con người cụ thể.  Nhân vật trong tác phẩm tuy hư cấu nhưng lại gắn với những nhân vật có thật ngoài đời nên trở thành như thật (giống như Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung vậy).

Truyện viết theo lối phân đoạn chương hồi phù hợp với bối cảnh lịch sử giống như Hoàng Lê Nhất Thống Chí, hay loại truyện Tàu Tam Quốc Chí, Thủy Hử, truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Ở đây có một điều khác xa với truyện chương hồi nói trên là mỗi chương có một tiêu đề ngắn gọn, hầu hết là những vấn đề liên quan đến Tu, đến Thiền và những cõi miền triết lý đạo Phật. Có 27 chương thì có 27 tiêu đề dẫn người đọc dần dần đến một chương cốt yếu của truyện dài: “Tu giữa bụi trần”.

Mặc dầu tiêu đề của mỗi chương là các vấn đề liên quan đến Đạo Phật nhưng nội dung của truyện lại rất hấp dẫn với các tình tiết có khi nhẹ nhàng, có khi đầy kịch tính bất ngờ mà người đọc không thể đoán ra được kết cục như lối viết truyện trinh thám. Như trong chương Nửa Ván Cờ Mù và chương Một Cuộc Cờ. Sự xuất hiện rồi biến mất; biến mất rồi xuất hiện lại của Hàn Kỳ Vương thật là thú vị đầy kịch tính. Rồi trong chương 26, nhan đề Bờ Bên Kia với trận đấu sinh tử giữa Phạm Xảo và Trần Minh là một tuyệt xảo của lối dẫn truyện tài tình, đưa diễn biến câu chuyện đến đỉnh điểm và kết thúc bằng cái chết rất nhân văn của nhân vật Phạm Xảo. Những diễn tiến tình huống “kịch” như thế lại diễn ra không kịch một tí nào như  chương Yêu Nửa Đời. Sự xuất hiện của Ba Gấm giữa đời Trí Hải diễn ra trong một tình huống lạ lùng.  Rồi từ đó, được dẫn dắt tài tình với một bút pháp đầy chất thơ để những hạt mầm tình yêu đã được ươm ủ trong mùa đông u ám  của đời người cung nữ  nảy chồi đâm lộc.  Nguồn tình thầm lặng của Ba Gấm trỗi dậy mạnh mẽ bằng đam mê cháy bỏng từ khi gặp Trí Hải như gặp tia nắng ấm mùa xuân.

Sự xuất hiện của các vị sư Trúc Lâm từ đầu câu chuyện và sự xuất hiện của Thầy Tiều giữa truyện rồi đi suốt câu chuyện mang nét phóng khoáng và trí tuệ của tinh thần hóa giải.  Ở những thời điểm khó khăn của Trí Hải, tinh thần hóa giải đó vừa giải quyết các gút thắt trong đời sống và cũng vừa dần dần cởi trói cho Trí Hải thoát ra khỏi cái áo đời chật chội đầy dính mắc và chấp trước.  Nói theo thuật ngữ của đạo Phật thì Trí Hải hướng dần dần đến với tự tánh chân như.  Khi cái tâm rỗng lặng nhận ra lý Tánh không,  hành giả sẽ trở lại đời thường hành Đạo. Diễn tiến tâm lý nhân vật tiệm tiến theo thời gian và sự việc rất tự nhiên như nó vốn có.

Cuối câu chuyện, độc giả chứng kiến 3 cái chết:

Cái chết đầy chất thơ bi tráng  của Phạm Xảo vừa như một lời sám hối muộn màng, vừa là việc đi trọn con đường của một vị tướng vào sinh ra tử nguyện lấy cái chết để nuôi dưỡng cái tâm của một người trung thực với chính mình trước mọi tình huống của cuộc sống.

Những cái chết bi tráng của Ba Gấm và Thầy Tiều để làm dấu nhấn cho việc Tu Bụi giữa đời, đem cái Tâm Giác Ngộ để xả kỷ hành thiện theo lối hành trì bố thí Ba La mật mới cao cả làm sao.

Độc giả còn bắt gặp những đoạn văn nghiên cứu sâu sắc đậm chất tri kiến bác học mới lạ viết về cờ, về trà, cây kiểng, thư pháp về nghệ thuật hát bội và cầm chầu, về đời sống cung nữ và học nô trong nội cung triều Nguyễn, về những lễ nghi triều đình. Tác giả mượn lời của các nhà sư để viết ra những lý giải đầy tính thuyết phục về triết lý Đạo Phật, những kiến giải minh triết về Thiền tập, phá chấp và tánh Không.

Độc giả đã quen và yêu mến nhà văn Trần Kiêm Đoàn qua ngòi bút sắc bén và chặt chẽ trong nhiều thể loại văn chương.  Trong những bút luận, luận giải, luận bàn đầy cá tính và sáng tạo về những vấn đề liên quan đến Phật giáo, dân tộc và con người trong thời hiện đại người đọc càng thấy rõ hơn một Trần Kiêm Đoàn được tôi luyện với hoàn cảnh và thời gian.  Đó là tính chất tha thiết, trầm tĩnh, đầy tình yêu thương và trách nhiệm khi đối thoại, nói với, nói về tuổi trẻ với lòng thành của một nhà giáo Phật tử.  Trong thể loại tùy bút, bút ký, truyện ký, truyện ngắn, ngòi bút ấy lại càng sống động pha chút hài dí dỏm. Cuốn truyện Tu Bụi hàm chứa và dung nạp những tố chất ở trên.

Tính viên dung của Phật giáo thể hiện rõ trong nếp cảm và nếp nghĩ của Trần Kiêm Đoàn khiến cho trong mạch nguồn của truyện mỗi chương lại có thể đọc riêng như một tùy bút, một tiểu luận hoặc một truyện ngắn. Ngược lại, thiếu mất một chương nào thì cuốn truyện trở nên vô duyên như một người đẹp… sún mất một cái răng cửa!

Nói chung, truyện dài Tu Bụi có nhiều điều hấp dẫn cả về cốt truyện, về nhân vật và triết lý Phật giáo hoà quyện nhau nhuần nhuyễn dưới ngòi bút chín tới của Trần Kiêm Đoàn.

Lê Duy Đoàn

 

Bài viết liên quan