Triển Lãm tranh và Giới Thiệu Tập Tranh & Thơ Thanh Trí

Thanh Trí Exhibition in Dan Chí art Gallery

Westminster , Ca USA

 

Buổi triển lãm tranh và ra mắt tập tranh thơ của nữ họa sĩ Thanh Trí được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội Ái Hữu Quốc Học Đồng Khánh Nam Cali, cựu học sinh lớp 48-55 Khải Định Huế Nam Cali, Nhóm cựu Học Sinh Nữ Trung Học Nha Trang hai miền Nam/Bắc Cali, Nhóm họa sĩ thân hữu Nam Cali tại Đan chí Art Gallery Westminster ngày 9/4/2005, California USA

Để bắt đầu chương trình buổi ra mắt Tập Tranh và Thơ thanh Trí , MC Hoàng Hương Thủy giới thiệu :

Trưởng Ban Tổ Chức ông Nguyễn Ngọc Nhâm  ngỏ lời chào mừng quan khách. Sau lời chào mừng, ông đã nói: Tôi xin tạm mượn đề tài Trở Về Cội Nguồn cho buổi triển lãm Tranh và giới thiệu  Tập Tranh Thơ của Thanh Trí (30 năm trở về cội nguồn Việt Nam).

Con số 30 năm thật là dài so với một đời người, nhưng so với kết quả mà thế hệ của chúng ta và thế hệ  của con chúng ta đã đạt được trên xứ người thì thật là quá to lớn, khơng thể tưởng tượng được.

Đáng lý với một thành quả như vậy chúng ta phải vui mừng mới phải, nhưng không một ai trong chúng ta lại không cảm thấy buồn tiếc, thấy mất mát , cảm thấy không trọn vẹn!!!

Sự không trọn vẹn , sự nhớ nhung thương tiếc đó, theo bản năng sinh tồn . Cộng Đồng Người Việt chúng ta ở Cali này cũng như ở khắp nơi đều có những hoạt động, họp nhau lại để hát cho nhau nghe, họp nhau lai để gặp gỡ nhau để chia sẻ những tình cảm. Đó phải chăng là cái mình cố gắng lấy lại nhũng gì mình đã bị mất  Có nhiều  người  mở lớp day Việt ngữ   tại các chùa, các nhà thờ, những đám cưới tổ chức theo phong tục cổ truyền Việt Nam mặc áo dài đội khăn đóng, trong các buổi chợ Tết  các em sinh viên thường hay chưng bày  những chuồng gà, bụi chuối , ghè nước bên hè. Nhũng cảnh mà tôi tin chắc các em chưa bao giờ thấy nhưng các em vẫn bày ra, đó là những cảnh rất là nghèo nàn, nhưng đầy thân thương của quê hương chúng ta. Một quê hương nhỏ bé bên bờ Thái Bình Dương.

Song song với những người muốn níu kéo lại cái tình cảm chúng ta  bị mất mát đó thì cũng có những người âm thầm làm việc , âm thầm sáng tác. Tôi muốn nhấn mạnh đó là những họa sĩ, những nghệ sĩ đang có mặt trong phòng này , mà cụ thể là hoạ sĩ Thanh Trí.

Nhũng tác phẩm của các nhà nghệ sĩ nói chung và tác phẩm của thanh Trí nói riêng nếu được người ta thân thương và gìn giữ bảo quản vài ba trăm năm sau thì những bức tranh này sẽ có một giá trị tuyệt đối. Vì đó là dấu gạch nối  văn hoá (của thế hệ thứ nhất tới đất Mỹ này, cái văn hoá mà chúng ta học được từ quê hương chúng ta) với cái văn hoá của các con cháu chúng ta về sau này.

Dù cho kỹ thuật hay quan niệm nghệ thuật có thay đổi, dù cho luật đào thải có còn hiệu lực cho lớp sóng sau dồn lên lớp sóng trước thì những bức tranh của Thanh Trí cũng như những bức tranh của các hoạ sĩ khác có mặt tại đây sẽ không có một làn sóng nào có thể che lấp được, vì đó là một xoáy nước lớn ngoài biển khơi. Đó là tác phẩm của cha ông của họ của lớp người sanh sau.

Thật vậy,  đối với chúng ta cha ông của chúng ta là vua Hùng dựng nước, Đinh Lê Lý Trần Lê dựng nước Việt Nam, nhưng đối với con cháu chúng ta (một dân tộc mới trên xứ sở này) thì chính  chúng ta là cha ông cua họ. Các họa sĩ các nghệ sĩ đóng góp công sức tác phẩm vào nền nghệ thuật văn hoa  dân tộc mới trên xứ người này, thì những tác phẩm này cần được một số người thương yêu cất giử bảo tồn nó. Số người đó chính là quí vị, đó chính là những bàn tay trong thế hệ chúng ta dang ra ,mở rộng  gìn giữ. tôi tin chắc rằng ngoài quí vị còn có nhiều vị nữa cũng cùng một ý tưởng như chúng ta, Các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ nói chung và của Thanh Trí nói riêng là những cành hoa muôn sắc muôn hương, thì tôi thiết nghĩ quí vị chính là những làn gió nhẹ đưa những hương sắc đó đi khắp muôn phương , giữ lại muôn thuở. Để một ngày nào đó con cháu chúng ta nhìn lại những tác phẩm đó họ sẽ hãnh diện về ông cha của họ vô cùng. Ông cha của họ là những người đến đây vì một lý tưởng cao cả, chứ không phải vì miếng cơm manh áo. Họ sẽ tự hào về ông cha của họ, đó là động cơ thúc đẩy họ tìm về với cội nguồn, tìm về với quê hương nhỏ bé bên trời thái Bình Dương. Đó là điểm mà chúng ta hằng mong mỏi.

Như những điều tôi đã nêu ra trên đây, ngoài những công việc mà thế hệ chúng ta và con chúng ta đã làm để tiến thân trong xã hội này, chúng ta còn một công việc nữa đã chi phối chúng ta (trong vô tình hay hữu ý, trong mọi hình thức), đó là sự bảo tồn tinh thần Tìm Về Cội Nguồn .

Chương trình được tiếp tục bởi phần giới thiệu tác giả và tác phẩm, mà  MC Hoàng Hương Thủy đã trình bày: “Để cho Thơ và Tranh của Thanh Trí cũng như con người chị nổi bật và đẹp hai lần thì sẽ không có ai nói hay, khéo và đẹp qua lời văn, ý văn với lối giới thiệu rất duyên dáng của nhà văn Bùi Bích Hà” Xin kính mời chị Bùi Bích Hà .

Nhà Văn Bùi Bích Hà

“Tôi đã sống ở Huế suốt quảng đời thơ ấu và niên thiếu, cho tới tuổi  thành nhân nhưng điều lạ lùng, khó tin, với chính mình và với người, mà có thật, là vào cái thời xa xưa đó của chúng tôi, nhiều cô thiếu nữ chưa bao giờ biết hết các địa danh nổi tiếng của Huế. Đồi Thiên An, nơi có tu viện của các linh mục dòng Tên và rừng thông. Đồi Vọng Cảnh vươn mình dưới bầu trời thanh, nhìn xuống dòng Hương Giang như tấm gương soi lồng lộng. Lầu Viễn Đệ bên bờ sông Bến Ngự xanh bóng những hàng cây, nghe nói trong khuôn viên lát gạch có bức tượng bán thân của bà Viễn Đệ để ghi khắc cuộc chia tay não lòng do nghịch cảnh nàng dâu, mẹ chồng, đến nỗi bà phải đem thân nương cửa Phật…Ít nhất là ba nơi này, với những hình ảnh vẽ ra theo truyền tụng của dân gian, cho tới tận bây giờ, cứ mãi còn là huyền thoại đối với riêng tôi. Thế nhưng, kỳ thú thay, từ huyền thoại nên thơ ấy, nay có một người phụ nữ tài danh vừa bước ra…

Nhờ bà, tôi mới biết trường cao đẵng mỹ thuật Huế tọa lạc ngay trong khuôn viên lầu Viễn Đệ, trên bờ sông Bến Ngự. Thật dễ chịu khi tôi hình dung lại, khoảng thời gian đầu thập niên 1960, ớ cái thành phố Huế nặng truyền thống cổ kính của tôi, trong lúc đa số con gái cắp sách tới trường để mưu cầu một mảnh bằng cho phép họ xây dựng một cuộc sống bình thường trong khuôn khổ thì cũng có vài người như hạt mưa long lanh trên tầng cao, như giọt nước không trôi theo giòng, như tia nắng rực rỡ lấy mình giữa trời hạo nhiên, như ngọn gió thu góp phấn hoa đi gieo trồng những mùa gặt khác thường, các nhân vật đặc biệt này, cùng với khung vải, màu, sơn cọ, đã cả quyết đem theo họ tới ngôi trường bên bờ sông Bến Ngự, giấc mơ to lớn của đời người: tái tạo cuộc sống, vũ trụ, nhân quần, có khi bằng những phiên bản nghệ thuật, có khi bằng hình tượng nhìn thấy, tạo ra, do cảm xúc sáng tạo diễn đạt với ngôn ngữ tài hoa riêng. Thanh Trí là một trong vài thiếu nữ tuổi đôi mươi hiếm hoi này khi bà tốt nghiệp ưu hạng khóa I (1957- 1961) trường cao đẵng mỹ thuật Huế.

Sinh trưởng từ một quê hương cỏ cây, sông núi diễm lệ, những năm tháng lớn khôn giữa cảnh thần tiên đã tưới tẩm tâm hồn Thanh Trí, ban cho bà không chỉ khả năng cảm nhận vẻ đẹp của trời đất bao la, của cõi người ẩn mật xung quanh, mà còn ban cho bà tình yêu, khát vọng thể hiện chúng như một cưỡng chống mãnh liệt trước thời gian mong manh, như câu trả lời khẳng định mỗi sat na trong hội họa là ngàn năm. Nghệ sĩ sống nhiều hơn cuộc đời của họ

Người nghệ sĩ thường sống nhiều hơn một cuộc đời họ có, nhiều hơn một con người trong bản thân. Điều này vừa là ưu thế, vừa là đớn đau, trăn trở bởi những xô đẩy nội tâm, những lựa chọn thường không dễ dàng khi phải thích nghi cái vô cùng trong cảm thức của họ với cái hữu hạn của đời thường.

Thế mà Thanh Trí đã êm đềm vượt thoát ranh giới khốc liệt này suốt năm thập niên. Bà làm vợ, làm mẹ, nay làm bà nội, bà ngoại, làm họa sĩ, thi sĩ cùng một lúc, trong hòa điệu, trong hạnh phúc, trong bình an.

Những ai từng ở Huế chắc không bao giờ có thể quên tiếng mưa đêm rơi trên tàu chuối, cái thanh âm thật gần, lúc rào rạt trên phiến lá, chà xiết lên những đầu dây thần kinh nhậy cảm của người nghe, lúc rời rã, gõ xuống cõi lòng rét mướt, cô quạnh, như một điệu ru buồn. Càng không thể quên những hồ sen bát ngát hương hoa, những cánh sen hồng, sen trắng, cả những cánh sen non màu thiên lý, là những bài kệ hát lên giữa hư vô điệu thiền ca thanh thoát.

Người mẹ hiền hòa trong bức tranh bìa tập tranh thơ Thanh Trí ngủ giấc thần tiên giữa tình mẫu tử, trong vỗ về tiếng sóng biển Đông và bên vành nón quê hương. Cho dù thân thế mẹ có tang thương như tàu lá chuối bị gió mưa dập vùi tơi tả, lòng mẹ vẫn tinh khôi những đóa tịnh liên, con vẫn ấm áp trong chở che, vẫn có tiếng chim hót ru và ngọn đòng đòng nuôi con khôn  lớn. Tác phẩm của bà thoạt tiên là một gắn bó thủy chung với vẻ đẹp và niềm tin kiên định nơi sinh trưởng, về sau, là những gắn bó đầy cảm xúc với mọi cảnh đời bà chứng kiến hay trải qua.

Tôi đặc biệt yêu thích tranh màu nước trên lụa của Thanh Trí. Ngoài kỹ thuật sáng tác của họa sĩ mà tôi hoàn toàn không có khả năng nhận định, tôi thú vị bắt gặp những cảm hứng bất chợt đem lại sự bất ngờ như một nét duyên thầm ý nhị trong tranh của bà.Trong bức Thời Gian và Không Gian chập chùng ánh dương hồng và màu đêm thấp thoáng, nét bất ngờ làvầng trăng lưỡi liềm trên đầu cánh võng.

Trăng thượng tuần hay hạ tuần đây? Năm tháng, cảm hứng đã vơi khuyết rồi hay đang chờ mong lúc đầy?

Với bức Hong Nắng Mới,  cô gái sống áo trễ tràng, hớ hênh buông thả mình vào giấc ngủ trưa trên chiếc chõng tre nhưng sao bàn chân này dẫm lên thúng hàng, bàn chân kia không rời chiếc guốc. Trong vô thức, cô giữ  chặt điều gì?

Bức Ngày Xuân Đánh Đu, chẳng phải bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, hai hàng chân ngọc ruỗi song song là nét gợi tình mà chính là những chiếc guốc tung hê vội vàng, lănlóc, khi đôi trai gái nhìn thấy nhau. Bức Suối Baatan Philippines, những nhánh cỏ là yếu tố bất ngờ làm nổi bật sức sống thật của toàn cảnh ghi xuống mặt lụa.

Vì không có ngày tháng ghi trên mỗi họa phẩm, tôi không biết Thanh Trí bước vào vẽ tranh sơn dầu từ thời điểm nào? Nghe nói, trong sự nghiệp sáng tác của người nghệ sĩ, sơn dầu là một mời gọi hết sức lôi cuốn,thách thức lớn vì nó là sự phối hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng bay lượn, đường nét chuẩn xác của bàn tay xử dụng cọ và sự tiên liệu những gam màu tài hoa. Không thể ngập ngừng, vấp váp. Không thể lầm lỡ. Như mũi tên buông trên dây cung, một là tới đích, hai là mất vào hư không. Như lời nói cất l

Có lẽ cuộc sống kinh qua tuổi đời từng trải sẽ càng lúc càng thô cứng hơn, những hình thái đa dạng của nó cần sự đào bới, đập vỡ, khống chế và thể hiện bằng mọi phương tiện thích hợp sẵn trong tầm tay và đáp ứng được khát vọng của thời đại. Rời bỏ khung lụa, chuyển sang mặt gỗ, tôi vui mừng thấy tranh sơn mài của Thanh Trí vẫn có nét uyển chuyển, mượt mà, tươi thắm đáng yêu. Dưới bàn tay Thanh Trí, dù với lụa mong manh, dù với sơn rất cứng đầu, dù với gỗ vô tri giác, con người và cuộc sống luôn được thể hiện lung linh cảm xúc và nồng nàn hơi thở.

Mặc dầu được tiếng là sở trường về tranh lụa, Thanh Trí không vội bằng lòng với giới hạn này. Với bà, con   đường khai phá trong sáng tạo và tự tìm kiếm mình không có nơi dừng chân.

Bà bước vào địa hạt trừu tượng với tất cả hồn nhiên và tự tin, diễn tả cảm xúc bằng những hình tượng và màu sắc đến trong mắt hay trong thần trí say mê nhưng hoan toàn tỉnh táo của bà. Ngoại trừ một lần người xem ngỡ như được nhìn thấy bà tự bộc lộ mình với tâm thế đôi phần giao động, nét hốt hoảng, tiếngkêu bi thương của sắc màu bối rối, của ngã xuống rồi hình với bóng níu nhau can cường đứng lên trong bức Linh Hồn Nghệ Thuật và Bóng Thời Gian, kỳ dư tôi liều lĩnh đoán rằng những năm tháng dạy học có ít nhiều tác động đến khuynh hướng hợp lý, sự trong sáng   và tự chủ tuyệt đối của bà trong diễn đạt, đường nét, bố cục, tự chúng có sẵn câu trả lời cho người thưởng ngoạn.Thử thách mình đã đủ. Đến một lúc nào đó.

Thanh Trí không chỉ vẽ, bà còn nghe hát lên trong cảm hứng của mình những giai điệu thơ. Bà ghi xuống mặt giấy những giai điệu ấy như một hái tặng cho người những bông hoa bất ngờ bừng nở muôn màu trong xưởng vẽ, những bông hoa làm bạn với bà trong những giờ một mình cặm cụi. Hóa ra người nghệ sĩ cũng còn là người chiến sĩ, phải chiến thắng trong mọi hoàn cảnh để sống còn. Chiến thắng càng gay gắt, tác phẩm kết tinh từ chiến thắng ấy càng lớn. Đến đây, tôi dường như chợt hiểu lý do bức sơn dầu Chiếc Lá  hiện diện trong tuyển tập tranh thơ của Thanh Trí: áo trận, giày saut (một đôi giày rất khỏe) những chiếc lá phong trên má, trên tay người nữ quân nhân, những chiếc lá mà định mệnh muốn chúng sống đời rực rỡ trước khi bị gió cuốn đi dưới trời giông bão.

Tôi tin rằng trong dáng vẻ thanh nhã, với tất cả nét dịu dàng phụ nữ, Thanh Trí có quyết tâm sắt đá trong mọi lựa chọn của bà, luôn can đảm sống chân thật với mình vượt qua  ngoại cảnh. Trên con đường tìm kiếm và phục vụ chân thiện mỹ, bà đạt đến một phong cách ứng xử mang nhiều đạo vị giúp bà, áo trận, giầy saut, đi những bước vững chãi trong sự nghiệp và đời riêng.Ở một nơi đã nghìn trùng ngăn cách với quê hương, bà thảng thốt kêu lên trước Cơn Lốc thời cuộc:

Về đâu chiếc nón đứt dây?                                          

 Về đâu gió loạn, cuồng quay dấy đùa?

Lấy chi che nắng, che mưa?

Lấy chi ngăn gió khỏi lùa tóc xanh?”

(Hỏi Gió Loạn)

Tấm lòng quan hoài cố quốc của Bà thật xót xa:

“Minh niên khai bút lệ đầu xuân

Năm nay khai bút, bút chẳng vươn

Giấy mực lạnh lùng không muốn động

Lặng yên ngồi ngắm khói trầm hương”.

(Ngày Xuân Nhớ quê)

Tách rời khỏi đất mẹ nuôi dưỡng, người nghệ sĩ sống bằng hơi thở của quá khứ và đồng loại thấy mình cằn khô như lũ ốc mượn hồn:

“Mãi ngồi đây với nỗi buồn tê

Nhìn giấy bút tưởng xác ốc sò

Gọi cảm hứng sóng đã về mô?

Làm ngây dại khung trời đang sống

(Gọi Sóng)

Nhẹ nhàng bày ra, xóa đi những cảnh đời trên khung vải, Thanh Trí có nụ cười an nhiên, phóng đặt trước thời gian mong manh, sự vô thường của kiếp người trôi trên giòng sinh diệt:

Cánh võng thời gian lộng giữa vời

Trời trăng hai mối cột chơi vơi          

Đêm đưa hồn mộng thăm cung Quảng

Ngày đẩy tâm linh sáng đạo đời…

Ngày đêm thức tỉnh mầm Sinh Trụ

Từng phút hoại không chẳng nhẹ vơi”

(Cánh Võng Thời Gian ) 1

Cái thành phố Huế thơm ngát trầm hương một thời cổ tích, sớm khuya lay động tiếng chuông chùa trên những cánh ngọc lan, oanh trảo, cái thành phố những đêm mùa hè trẻ thơ ra ngồi bờ ao đợi một cánh sao băng để thấy mình bay theo ánh sao về chân trời xa thẳm, nhiều phần đã lưu lại dấu ấn đậm đà đạo vị trong tâm hồn Thanh Trí, khiến bà dễ chan hòa cùng vũ trụ, soi trong đại ngã có bóng hình cái tôi nhỏ nhoi:

“Cô đơn một thoáng trong hư ảo

Hỏi bóng thân yêu giọt nước nào?”

Thế giới hội họa của bà, vì thế, chan chứa tình yêu, sự thủy chung hiền hậu, vẻ đẹp của những bông hoa nở trong nắng sớm, tàn rơi lúc chiều tà, không có gì lạ lẫm, phi thường, nhưng đó là đời sống với tất cả rung động đến từ một tấm lòng, một tài năng, vì tha thiết trân quý đời sống ấy nên đã không ngừng cất cao lời ca ngợi và đem chia sẻ nó với mọi người”.

 

Tác gỉa và tác phẩm của chị Thanh Trí vừa được nhà văn Bùi Bích Hà trình bày rất rõ nét

Bây giờ tác giả Thanh Trí sẽ lên đây trình diện con người rất thật, đơn sơ, giản dị, trong sáng của chị để cám ơn quí quan khách. Xin mời họa sĩ Thanh Trí.

 

Họa sĩ Thanh Trí

Kính bạch sư bà và quí sư cô ,Thanh Trí xin trân trọng kính chào quí vị quan khách quí vị văn nghệ sĩ, quí vị trong trong các hội đoàn bảo trợ, quí vị trong các cơ quan truyền thông báo chí , Báo Người Việt, đài truyền hình tại Santa Ana,

Kính bạch sư bà và quí sư cô, con xin cám ơn sư bà cùng quí sư cô , đã hoan hỷ nhận lời mời của con và đã quan lâm đến dự, đó là một vinh dự lớn cho con , con xin cám ơn sư bà và quý sư cô.

Kính thưa quí vị, quý vị đã bỏ thời giờ quí báu đến với buổi Triển Lãm tranh và giới thiệu tập Tranh và Thơ   là một khích lệ lớn lao cho Thanh Trí. Xin trân trọng cám ơn quí vị, và Thanh Trí xin hân hạnh được đón tiếp quí vị.

Thanh Trí xin cám ơn anh chi  Nguyễn Ngọc Nhâm, trưởng ban tổ chứ đã giúp Thanh Trí với cả tâm sức

Xin cám ơn nhà văn Bùi Bích Hà, chị rất bận rộn nhưng chị cũng đã dành thời giờ cho Thanh Trí. Hôm nay chị đã đến giới thiệu Thanh Trí cùng Tập Tranh Thơ Thanh Trí đến với quí vị. L ời giới thiệu của chị đã làm Thanh Trí  quá xúc động .

Xin cám ơn Hoàng Hương Thủy, đã nhận lời mời làm MC cho buổi giới thiệu Tâp Tranh và Thơ Thanh Trí, một việc làm không đơn giản nhưng Hương Thuỷ đã nhiệt tình giúp cho. Phần văn nghệ diễn ngâm thơ, Thanh Trí xin chân thành cám ơn nghệ sĩ Hà Phương, nghệ sĩ Hải Bộ, Hai anh đã giúp với cả chân tình. Cám ơn nghệ sĩ Phương Hạnh, người học trò cũ của trường Nữ Trung Học Nha Trang một thời , đã hơn 30 năm qua nay mới gặp lại trong bầu không khí nghệ thuật nàythật là quí hoá vô cùng.Thanh Trí  xin cám ơn các bạn Nam Cali đã giúp Thanh Trí: bạn Trần Kim Thanh, bạn Võ Thị Cung, cựu giáo sư trường Nữ Trung Học và Võ Tánh Nha Trang; anh Hoàng Anh ( ks công chánh). Đặc biệt nhất là bạn Quỳnh Hoa, người bạn yêu nghệ thuật đến từ Florida. Thanh Trí xin cám ơn những tấm chân tình giúp Thanh Trí qua hai lần Triển Lãm Bắc rồi đến Nam Cali. Thanh Trí xin cám ơn anh Nguyễn văn Miễn, , Ký giả Cao Sơn, em Trần Thị Thu, em Bùi Ngọc Trâm, Thái Thị Diệu Nga.

Xin cám ơn các cựu học sinh Nữ Trung Học Nha Trang,Em Nguyễn Trần Tấm,  Tuyết Ba, Cẩũm Vân, Bạch Huệ, Bạch Mai, Như Ý, Hồng Loan, Ngộ Khê.

Xin chân thành cám ơn, hoạ sĩ Nguyễn Thị Hợp, nhà văn Huy Phương, nhà báo Nguyễn Ngọc Chấn, nhà báo Nguyên Huy, nhà báo Vương Trùng Dương và ban biên tâp báo Người Việt, ký giả Nguyên Hiền của nhật báo Việt Báo ,em Bùi Thị Lài và hai em Huỳnh Hùng, Nguyễn Ngọc Hội, phụ trách trang họa sĩ Thanh Trí trên website Võ Tánh Nữ Trung Học Nha Trang. Kính xin cám ơn nhà văn Phương Anh Trang (Tiếng Sông Hương), nhà văn Trần Kiêm Đoàn , Sacramento ,nhà văn Mai Anh (Người việt viễn Xứ). Cám ơn các anh chị của Thanh Trí và thi sĩ Sương Mai(Sacramento), thi sĩ Duy Năng quá cố ) đã cho thanh Trí nhiều khích lệ luôn luôn nhắc nhở và mong đợi ngày hoàn thành Tập Tranh thơ này.

Sau đây,

Thanh Trí xin cám ơn anh Đoàn Tư Huyên, chồng Thanh Trí và các con đã luôn luôn khuyến khích và yểm trợ Thanh Trí hoàn thành Tập Tranh Thơ này , nơi Thanh Trí đã gói ghém một tình yêu quê hương, và hàm chứa lời cám ơn Đất Trời Đời Người đã cho Thanh Trí những nét ghi dấu sâu đậm của một giòng đời qua cảm nhận còn mãi mãi trong tâm hồn, để còn mãi mãi trong giòng nghệ thuật của Thanh Trí.

Hôm nay Thanh Trí xin trình bày một số tranh lụa Thanh Trí vẽ  với kỹ thuật thuần túy Việt Nam, và một số tranh sơn dầu, trong đó có một số tranh có sự ảnh hưởng màu sắc của cuộc sống mới , hay  từ tâm thức, từ tư duy bộc khởi.

Thanh Trí  thường tâm niệm, phải có chút gì đóng góp vào xã hội này, một xã hội có một nền văn hoá nghệ thuật đa dạng, muôn màu của lắm sắc dân. Thiết tưởng gìn giữ và phát huy sắc thái nghệ thuật quê hương Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại hãi ngoại cũng là một hình thức đóng góp

Kính bạch Sư bà, và quí sư cô.Kính thưa quí vị trong ban tổ chức, đã dành thời gian quí báu, góp tài, giúp sức cho buổi triển lãm tranh và giới thiệu tâp Tranh và Thơ của Thanh Trí, được hòan mỹ trong khung cảnh nghệ thuật, có sự hiện diện cuả quan khách kính quí,  bạn hữu chân tình và các em cựu hoc sinh thân thương. Thanh Trí tưởng chừng như đây là một khoảnh trời quê hương yêu dấu khó mà quên được, trong đời làm nghệ thuật của Thanh Trí.

 

Lời MC: Cựu học sinh Nữ Trung Học Nha Trang  muốn tặng người cô giáo dễ thương của các em. Tuy thời gian xa cách đã lâu, xa cách bằng thời gian của tuổi gấm tuổi hoa, tuổi đời. Bây giờ các em có một chút gì với cô trò ngày xưa đối với các em quá dễ thương, nên các em còn nhớ mãi.

Thưa cô , em là Nguyễn Trần Tấm va chị Trần thị Thu , chúng em là Cựu Học Sinh Nữ Trung Học Nha Trang, chúng em xin cám ơn cô đã cho chúng em cái vinh dự chia xẻ với cô trong ngày vui của cô, ra mắt Tập tranh thơ của cô. Chúng em không biết lấy gì hơn là chúc cô trẻ đẹp mãi mãi và khoẻ mạnh để sáng tác nhiều tác phẩm nghệ thuật. Đây là bó Hoa chúng em xin tặng cô.

MC Hoàng Hương Thủy tiếp nối chương trình: Hồn của tác giả , nếp sông của tác giả là “ ngày đẩy tâm linh sáng đoạ đời” thời gian là cà một giòng sinh diệt. Thời gian âm thầm trôi. Ai có thể làm ngơ, không thấy được dòng thời gian gậm nhấm tuổi đời, để rồi chỉ còn lại một nét buồn. Sư Bà Diệu Từ, một vị chân tu, đã nhìn thấy, nhận thấy cái mùi thiền vị trong thơ của thanh Trí nên Sư bà đã hoan hỷ nhận lời mời phát biểu cảm tưởng.

Cái nhạy bén đó phải chăng đã xuất phát từ một thiền Sư ,một nhà giáo, nhà thơ và còn hơn thế nữa một nhạc sĩ với một tâm hồn tràn nay màu sắc. Trong Thơ hoạ của Thanh Trí còn mang lại cho Sư bà một niềm vui và từ đó Sư Bà đã tìm ra một cái chân tâm. Sư bà còn là một trong những cấp lảnh đạo hàng ni chúng tai Hoa kỳ. Chúng con xin mời Sư bà lên bục để cho chúng con một bài Phật Pháp về tranh và Thơ của Thanh Trí. Con xin kính mời Sư Bà.

 

Lời Sư Bà

“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ”

Trước và trên hết, tôi kính lời chào đến toàn thể quý vị lãnh đạo tính thần các tôn giáo, quý vị thiện hữu tri thức, quý hội đoàn, quý cơ quan truyền thông, quý thân hào nhân sĩ. Và rất thân mến kính chào họa sĩ Thanh Trí cùng bửu quyến.

Kính thưa quý liệt vị,

Trong cuộc hành trình tìm về Cõi Phúc, người tu sĩ không dừng chân ở một nơi nào vĩnh viễn. Tôi đã đáp lời mời của số đông Phật tử về hoằng pháp tại miền Nam nầy. Tôi phải rời xa mái chùa Diệu Quang thân thương tại thủ phủ California, bỏ lại sau lưng bao kỷ niệm, bao người thân trong đó có họa sĩ Thanh Trí.

Cách đây hơn hai tháng, tôi nhận được điện thoại của hoa sĩ Thanh Trí. Vừa mừng, vừa xúc động, vẫn giọng nói nhẹ nhàng đầm ấm như thuở nào, họa sĩ Thanh Trí đã nhã ý mời tôi phát biểu cảm tưởng trong ngày triển lãm tranh thơ của Cô.

Kính thưa quý liệt vị,Một người con gái được sanh trong trong nhà vọng tộc nơi đất Thần Kinh, lại được hấp thụ tư tưởng Phật giáo. Từ thuở thiếu thời, họa sĩ Thanh Trí đã có lòng từ thương yêu cây cảnh tranh thơ. Và Cô đã: đan vòng tay nhỏ, ôm trời ước mơ. Niềm mơ ước của Cô đặc biệt hơn những cô gái khác là Cô chỉ mong trở thành một họa sĩ.Niềm mơ ước đó đã trở thành sự thật và quyện vào cuộc đời cô như hình với bóng.

Từ thuở ấy đến bây giờ dù đã làm vợ, làm mẹ, làm bà nội, bà ngoại, họa sĩ Thanh Trí vẫn không ngừng sáng tác, Thơ và tranh của Cô đã thành duyên nghiệp. Bức họa vị Tổ Sư Ni, Đức Phật Đản Sanh, Đức Mục Kiền Liên mà chúng tôi an trí tại Chùa Diệu Quang đều do họa sĩ Thanh Trí vẽ cả.

Tình yêu và sự sống đó đã kết nụ đơm bông thành thế giới nghệ thuật nhỏ bé riêng của họa sĩ Thanh Trí.

Cái cao quý nhất về bút pháp của họa sĩ Thanh Trí là rất khẳng định, nét mạnh, nét nhẹ dung hòa uyển chuyển, trẻ trung, thanh lịch và nồng ấm. Ở địa hạt nghệ thuật của một bức họa, họa sĩ Thanh Trí đã sáng tác theo sự cảm hứng từ buồng tim, nhịp thở mang những nét đẹp thuần túy quê hương. Chuyên chở tình cảm, triết học suy diễn tâm lý qua đôi tay bằng tấm lòng nghệ thuật, thấp thoáng hiển lộ những ý Thiền qua vòm trời cao rộng của Phật giáo.

Kính thưa quý vị,

Dẫu biết rằng cuộc đời là vô thường, là huyễn mộng như một thực thể đơn thuần chuyển từ những phút giây hiện tại đến tương lai. Nhưng theo sự nhận xét của tôi, họa sĩ Thanh Trí đã mang tính chất đặc thù trùng trùng duyên khởi của kiếp nhân sinh cho ánh bình minh tỏa rạng, cho mặt trời rực sáng rọi chiếu không gian, tạo ra những đường nét rung động nhẹ nhàng, tha thướt, những thẩm mỹ khó tìm trong cái ồn ào của thế giới hiện tại. họa sĩ Thanh Trí đã sáng tác những bức tranh tuyệt tác và đã hiến tặng cho người thưởng lãm một niềm vui tế nhị, tao nhã và truyền cảm.

Kính thưa quý liệt vị,

Trên đây là vài điều tôi ghi nhận nơi họa sĩ Thanh Trí. Cô là một Phật tử, và tôi đã biết họa sĩ Thanh Trí trên 16 năm qua tại Sacramento. Với vài cảm nghĩ rất thoáng và đơn giản xin chia xẻ cùng quý vị, họa sĩ Thanh Trí là một nghệ sĩ đã thủy chung với nghệ thuật, gắn bó với quê hương. Như quý vị biết, họa sĩ Thanh Trí đã đem tranh từ miền Bắc xuống Nam Cali. để triển lãm. Với tấm lòng đó, họa sĩ Thanh Trí đã thắt chặt tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Thật xứng đáng được ca ngợi và nể phục:

“Nàng là linh hồn nghệ thuật

Ôm mây trời vượt thoát không gian”.

Kính thưa quý vị,

Sự hiện diện của quý vị hôm nay đã nói lên lòng thiện cảm đầy ưu ái dành cho họa sĩ Thanh Trí, và cũng là thể hiện tinh thần doàn kết giữa những người con VIỆT sống ly hương xa xứ.

Xin cho những đau thương mà dân tộc chúng ta đang chịu đựng hôm nay sẽ là chất liệu vun xới cho gốc tình thương ngày mai mọc lên tươi tốt nơi trái tim mọi người Việt Nam, để chúng ta tìm thấy nhau trong yêu thương đùm bọc và cùng nhau gầy dựng lại cơ đồ đã hơn một lần đổ nát.

Kính chúc quý vị cùng toàn gia quyến được an lành hạnh phúc.

Tôi, Sư Bà Thích Nữ Diệu Từ, trân trọng kính chào quý vị” 

Cuối chương trình , Thanh Trí một lần nữa cám ơn Sư bà cùng các Sư cô và quan khách, bạn bè thân hữu.

Bài viết liên quan